Làm gì khi bị say cà phê?

Hải Đường (tổng hợp)
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Cà phê được xem là một loại thức uống có thể gây “nghiện” với hương vị đặc trưng riêng, đồng thời hàm lượng caffeine cũng khiến không ít người bị say cà phê. Vậy nhưng lúc bị say cà phê phải làm sao? Làm gì khi bị say cà phê?

Dấu hiệu dễ nhận khi bị say cà phê

Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet
Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet

Tình trạng cơ thể con người sẽ bị thay đổi nếu như bị say cà phê, cảm giác mệt mỏi sẽ xâm chiếm toàn bộ trạng thái tỉnh táo trước đó. Tùy vào thể trạng của mỗi người mà các dấu hiệu xuất hiện khi say cà phê cũng sẽ khác nhau. Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết khi bị say cà phê:

Dạ dày bị cồn cào, luôn có cảm giác xót ruột.

Tâm trạng trở nên khó chịu, cảm giác bồn chồn và lo lắng không lý do.

Thở mạnh và tim đập nhanh hơn.

Mồ hôi tiết ra nhiều ở lòng bàn tay.

Cảm thấy chóng mặt, nhức đầu, tay mụn và thậm chí là bị buồn nôn.

Cổ họng tiết ra dịch chua hoặc bị ợ hơi liên tục, tương tự như trình trạng trào ngược dạ dày.

Ở lưng và các vùng cơ bắp xuất hiện nhiều cơn đau.

Với một số người có cơ địa dễ dị ứng thì da có thể xuất hiện các nốt đỏ và ngứa.

Các cách chữa say cà phê hiệu quả 

Uống nhiều nước lọc

Cách trị say cà phê như thế nào? Bị say cà phê sẽ khiến cơ thể vô cùng khó chịu, thế nhưng có một cách giải say cà phê vô cùng đơn giản đó là bằng nước lọc. Nước lọc có khả năng làm hòa tan lượng caffeine có trong cơ thể một cách nhanh chóng. 

Để chữa bằng cách này, bạn nên uống 0,5 – 1 lít nước lọc trong vòng 10 phút, sự mệt mỏi của cơ thể sẽ nhanh chóng mất dần trong khoảng 1 – 2 tiếng sau.

Uống chanh và mật ong 

Một cách giảm say cà phê khác hiệu quả không kém đó là dung chanh và mật ong. Bạn nên và chanh và mật ong trong một ly nước nóng và sau đó uống chậm rãi từ tốn để bão hòa lượng caffeine trong người. Lưu ý rằng nước chanh mật ong không nên pha quá ngọt nhằm đảm bảo tác dụng tốt nhất.

Uống trà gừng pha ấm 

Cách giải say cafe thông thường được rất nhiều người tin dung đó là uống trà gừng ấm. Uống một ly trà gừng ấm và bạn sẽ cảm nhận cơ thể trở nên nóng hơn, toát mồ hôi trong vòng 20 phút sau. Từ đó mà lượng caffeine cũng giảm theo làm cho cơ thể bạn trở nên dễ chịu hơn.

Uống nước ép cam 

Cam là một loại quả chứa nhiều vitamin C rất tốt cho cơ thể. Nước ép cam cũng là một cách hết say cafe. Nhờ lượng vitamin C mà nước cam đã cung cấp, cơ thể và tinh thần bạn cũng trở nên thoải mái và khỏe mạnh hơn.

Hoạt động nhiều hơn 

Say cà phê nên làm gì? Bạn có thể dễ dàng bị say cà phê nếu như cơ thể ít vận động, không khỏe mạnh và dùng lúc đói. Do đó, nếu thắc mắc say cafe phải làm sao, bạn có thể đứng dậy hoạt động nhẹ để giúp cơ thể bày tiết ra lượng caffeine thay vì cứ ngồi mãi một chỗ.

Bổ sung tinh bột

Cách giải cà phê ít ai nghĩ đến đó là bổ sung tinh bột cho cơ thể. Lượng tinh bột được nạp vào cơ thể sẽ giúp bão hòa lượng caffeine, làm giảm đi các triệu chứng khó chịu đang có. Vì thế, những lúc bị say cà phê thì bạn có thể ăn một miếng bánh mì hoặc một chén cơm nhỏ.

Hít thở đều đặn 

Say cafe bao lâu hết? Cơn say cà phê sẽ suy giảm và cơ thể sẽ bớt đi căng thẳng, mệt mỏi, tinh thần trở nên tốt hơn nếu bạn biết cách hít thở đều đặn để đào thải lượng caffeine trong cơ thể. 

Bạn hãy tập hít vào bằng mũi trong 4 giây đầu, giữ hơi trong lồng ngực ở 7 giây tiếp theo và thở ra bằng miệng trong khoảng 8 giây. Đây là một trong những vô cùng hiệu quả khi không biết say cà phê phải làm sao.

Nên làm gì để tránh bị say cà phê

Say cafe không dễ chịu chút nào, nhất là khi bạn có sức khỏe yếu. Cách tốt nhất là phòng tránh say cà phê. Việc này hết sức đơn giản, bạn chỉ cần thực hiện đúng nguyên tắc uống cafe để tránh bị say:

Uống cafe với liều lượng vừa phải

Mỗi lần thưởng thức cafe, hãy chọn cho một ly cafe nhỏ. Nếu bạn là người bắt đầu uống cafe, thì uống càng ít càng tốt. Sau đó, bạn có thể tăng dần lượng cafe khi đã quen.

Khi uống cà phê, bạn nên kết hợp uống thêm nước lọc để làm loãng hàm lượng cafein trong cơ thể. Nếu lượng cafein không quá đặc, có thể giảm khả năng say cafe.

Không uống cà phê với thuốc, rượu bia

Bạn không nên uống khi đang uống thuốc. Đặc biệt, không nên uống cafe khi uống các vitamin: Calcium, vitamin D, sắc, các loại vitamin B. (4) Bạn nên uống cà phê cách thời điểm uống thuốc 2-3 giờ.

Uống cà phê đúng thời điểm hạn chế say cà phê 

Chỉ nên uống vào các khung giờ từ 9 giờ sáng đến 11 giờ trưa, 1 giờ trưa, 5 giờ 30 tối đến 6 giờ 30 tối. Trong những khoảng thời gian này, lượng cortisol trong cơ thể giảm đi đáng kể. Vì thế, bạn sẽ ít khi gặp phải tình trạng say hơn. Tuy nhiên, bạn nên hạn chết uống cà phê vào buổi tối để tránh bị mất ngủ.

Không uống cafe khi đói để tránh bị say cafe

Uống cà phê khi bụng rỗng sẽ gây nên tình trạng cào ruột. Đồng thời khiến cho lượng cafein hoạt động mạnh hơn, gây nên triệu chứng tim đập nhanh, mệt mỏi, nôn nao. Vì thế, bạn không nên uống cafe khi đói.

Sử dụng cafe nguyên chất

Cà phê sạch nguyên chất được chế biến theo quy trình khép kín. Hạt cafe được tuyển chọn kỹ lưỡng, áp dụng các phương pháp sơ chế, rang xay sạch. Ngoài ra, cà phê nguyên chất không có nấm mốc giúp bạn hạn chế say cafe. Hơn nữa, cafe nguyên chất còn đảm bảo sức khoẻ cho người thưởng thức.