Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Làm giàu từ dịch vụ cơ giới hóa nông nghiệp

Kinhtedothi - Hộ anh Bùi Ngọc Chiển, ở thôn Yên Vinh, xã Thanh Lâm (huyện Mê Linh) nức tiếng khắp vùng khi là chủ sở hữu của dàn máy cơ giới hóa nông nghiệp làm dịch vụ hiệu quả, cho thu lãi trung bình mỗi năm trên dưới 1 tỷ đồng.

Hiện anh Hiển có 3 máy cày, 2 máy gặt, trị giá 1,5 tỷ đồng, đây một cơ ngơi khiến nhiều nông dân phải nể phục. Khởi nghiệp cách đây 10 năm, lúc đó anh Chiển mới chỉ có đủ tiền để mua một chiếc máy cày cũ của Nhật.

Làm được vài năm anh mới liên hệ với cán bộ khuyến nông TP Hà Nội để vay Quỹ khuyến nông, rồi tìm đến Công ty Chính Đạt để mua máy cày Kubota và máy gặt Kubota. Sau 3 lần được duyệt vay vốn Quỹ khuyến nông mua được 2 máy cày, 1 máy gặt, anh Hiển nhận thấy ưu điểm của Quỹ khuyến nông là không tính phí và gốc được trả dần theo từng năm.

Cũng trong quá trình vay vốn, anh được tiếp xúc với các cán bộ của Trạm khuyến nông huyện Mê Linh (nay là Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Mê Linh), thấy họ đều nhiệt tình với công việc và thường xuyên quạ tâm, hỏi thăm về công việc của anh cũng như “sức khỏe” của máy cơ giới.

Anh Hiển cho biết, lúc nào nhà anh cũng có 3 lao động chạy máy cày, đến mùa gặt phải thuê thêm 8 người để chạy 2 máy gặt. Máy gặt thì chỉ gặt được lúa, nhưng máy cày lại rất đa nhiệm, từ làm đất lúa, đất màu đến đất hoa quanh năm suốt tháng, chỉ những ngày mưa mới nghỉ.

Nếu như ngày trước, bà con thuê máy cày nhỏ, phải tốn thêm 2 công lao động để cào, làm luống tổng cộng mất tới 700.000 đồng/sào đất mới đạt yêu cầu, thì nay thuê máy cày to của anh chỉ phải chi 200 - 300.000 đồng/sào, lại không cần đụng tay vào, vừa tiết kiệm được chi phí mà thời gian lại nhanh hơn.

“Với cày bừa cứ 15 - 20 phút là xong 1 sào, còn với gặt lúa cứ 5 - 7 phút là xong 1 sào. Cơ giới hóa đồng bộ giúp cả đôi bên là chủ máy và nông dân cùng có lợi. Ngay cả người làm công như lái máy cũng được 1,2 triệu đồng/ngày, hứng thóc cũng được 700.000 đồng/ngày, gấp 2 - 3 lần công thợ bình thường. Tuy nhiên, làm nghề này phải làm việc rất khắc nghiệt vì thời tiết nắng to, khô sương mới có thể bắt đầu gặt và đã làm là liên tục, hầu như không nghỉ do áp lực thời vụ” - anh Hiển cho hay.

Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Mê Linh Nguyễn Thị Chinh đánh giá, so với vay vốn từ ngân hàng thương mại, vay Quỹ khuyến nông Hà Nội có nhiều lợi thế. Thứ nhất là về mức phí, nếu vay phát triển sản xuất thì 0,5% tháng, trả 6 tháng/lần trong 2 năm, còn nếu vay mua máy móc cơ giới hóa đồng bộ thì không mất phí, thời gian trả trong 3 năm.

Thứ hai là luôn được cán bộ của khuyến nông quan tâm, sát cánh, hỗ trợ trong suốt cả quá trình vay. Đó là những tư vấn, hỗ trợ về kỹ thuật chăn nuôi sao cho an toàn dịch bệnh, vật nuôi phát triển tốt, mua máy ở đâu cho đảm bảo chất lượng, giấy tờ đầy đủ. Đó cũng có thể là những tư vấn, hỗ trợ, kết nối về thị trường, xây dựng thương hiệu; đặc biệt là trong giai đoạn đại dịch Covid-19, khi hệ thống vận chuyển hàng bị đứt gãy, giữa người sản xuất và người mua hàng bị ngăn cách…

Khuyến nông Hà Nội hỗ trợ nông dân Gia Lâm trong hành trình huyện lên quận

Khuyến nông Hà Nội hỗ trợ nông dân Gia Lâm trong hành trình huyện lên quận

Lợi ích kép từ Quỹ Khuyến nông Hà Nội

Lợi ích kép từ Quỹ Khuyến nông Hà Nội

Hoạt động Quỹ Khuyến nông còn nhiều khó khăn

Hoạt động Quỹ Khuyến nông còn nhiều khó khăn

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Nam Định đẩy mạnh xây dựng đời sống văn hóa gắn với nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu

Nam Định đẩy mạnh xây dựng đời sống văn hóa gắn với nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu

09 May, 03:49 PM

Kinhtedothi - Tỉnh Nam Định đang ghi nhận nhiều kết quả tích cực từ phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" gắn với xây dựng nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu. Đây là một trong những nội dung trọng tâm trong quá trình phát triển nông thôn bền vững tại địa phương.

Điều chỉnh vốn ngân sách thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

Điều chỉnh vốn ngân sách thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

06 May, 06:06 PM

Kinhtedothi - Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 864/QĐ-TTg điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 của các địa phương tại các Quyết định số 652/QĐ-TTg ngày 28/5/2022, số 147/QĐ-TTg ngày 23/02/2023 của Thủ tướng Chính phủ.

Một động tác đơn giản, nước được tưới đều khắp đồng

Một động tác đơn giản, nước được tưới đều khắp đồng

05 May, 11:44 AM

Kinhtedothi - Áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm cho cây trồng đang là biện pháp được nông dân Lý Sơn sử dụng, vừa giảm chi phí nhân công vừa tiết kiệm nguồn nước và góp phần nâng cao hiệu quả chống hạn cho cây trồng vào mùa khô trên đất đảo.

Thương hiệu OCOP đưa làng nghề cất cánh

Thương hiệu OCOP đưa làng nghề cất cánh

03 May, 05:21 AM

Kinhtedothi - Thủ đô Hà Nội được biết đến là “cái nôi” của 1.350 làng nghề, làng có nghề truyền thống. Đây cũng là lợi thế rất lớn của TP trong triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), hướng đến mục tiêu nâng cao giá trị và sức cạnh tranh trên thị trường cho sản phẩm làng nghề.

Hà Nội - lá cờ đầu trong xây dựng nông thôn mới

Hà Nội - lá cờ đầu trong xây dựng nông thôn mới

02 May, 05:01 AM

Kinhtedothi - Những năm qua, Hà Nội tiếp tục gặt hái được nhiều kết quả nổi bật, khẳng định vị thế “lá cờ đầu” của cả nước trong xây dựng nông thôn mới; qua đó tiến gần việc hoàn thành các mục tiêu Chương trình số 04-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội khóa XVII.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ