Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Làm rõ trách nhiệm tập thể, cá nhân để xảy ra oan, sai

Kinhtedothi - Ngày 10/4, UBTV Quốc hội đã nghe và cho ý kiến Báo cáo kết quả giám sát về...
Kinhtedothi - Ngày 10/4, UBTV Quốc hội đã nghe và cho ý kiến Báo cáo kết quả giám sát về “Tình hình oan, sai trong việc áp dụng pháp luật về hình sự, tố tụng hình sự và việc bồi thường thiệt hại cho người bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự theo quy định của pháp luật”, một số ý kiến khẳng định tuy số lượng các trường hợp oan, sai không nhiều nhưng đã gây rúng động xã hội.

3 năm có 71 trường hợp oan, sai

Báo cáo giám sát trình UBTV Quốc hội cho thấy: Trong 219.000 vụ việc khởi tố, điều tra với 338.000 bị can đoàn giám sát đã xem xét, số vụ làm oan người vô tội trong 3 năm (2011 - 2013) là 71 trường hợp, chiếm 0,02%. Tuy số trường hợp oan, sai không nhiều nhưng hậu quả gây ra là hệ trọng, có vụ đặc biệt nghiêm trọng gây bức xúc trong dư luận (như vụ 7 thanh niên ở Sóc Trăng bị bắt giam oan; vụ 5 Công an ở Tuy Hòa, Phú Yên dùng nhục hình dẫn đến chết người).
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Nguyễn Văn Hiện  trình bày báo cáo giám sát. 	Ảnh: TTXVN
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Nguyễn Văn Hiện trình bày báo cáo giám sát. Ảnh: TTXVN
Đề cập đến những thiếu sót, vi phạm trong việc bắt, tạm giữ hình sự, tạm giam, Đoàn giám sát cho rằng có cả nguyên nhân do hạn chế năng lực cán bộ, nên nhiều trường hợp tạm giam không đủ căn cứ hoặc không cần thiết cũng ra lệnh bắt giam. Trong quá trình tạm giam, tạm giữ điều tra, còn để xảy ra bức cung, dùng nhục hình dẫn đến oan, sai. Trong kỳ giám sát, có 46 đơn tố cáo về vấn đề này, trong đó đã giải quyết 40 đơn. Có 26 vụ với 40 bị can nguyên là cán bộ Công an bị tố cáo về các tội xâm phạm hoạt động tư pháp, trong đó có 12 vụ với 26 bị can về tội dùng nhục hình.

Cùng với đó, báo cáo giám sát cũng chỉ ra những khía cạnh khác dẫn đến oan, sai như khởi tố chưa chính xác, thiếu căn cứ; vi phạm trong khâu thu thập tài liệu, chưa chú trọng phát hiện, thu thập, củng cố chứng cứ khác ngay từ đầu (lấy lời khai người làm chứng, nhận dạng, đối chất...) nên khi bị can phản cung hoặc bị hại thay đổi lời khai thì lúng túng, quá trình điều tra lại gặp rất nhiều khó khăn...

Đã oan sai phải đền bù thỏa đáng
Năm 2016 dự kiến sẽ có 3 kỳ họp Quốc hội
Chiều 10/4, UBTV Quốc hội đã bế mạc phiên họp thứ 37, đồng thời cho ý kiến về dự kiến chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội, UBTV Quốc hội năm 2016. Theo dự kiến, Quốc hội sẽ tiến hành 3 kỳ họp: Kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIII, vào cuối tháng 3/2016, tập trung vào việc tổng kết công tác cả nhiệm kỳ, giám sát công tác bầu cử đại biểu Quốc hội nhiệm kỳ khóa XIV và đại biểu HĐND nhiệm kỳ 2016 - 2021; kỳ họp thứ 1, Quốc hội khóa XIV (cuối tháng 7/2016), chủ yếu tập trung làm công tác tổ chức bộ máy và nhân sự cấp cao; kỳ họp thứ 2 (cuối tháng 10/2016) tập trung vào các nội dung chính là kinh tế - xã hội, ngân sách Nhà nước, xây dựng pháp luật, chất vấn và giám sát 1 chuyên đề. (Nguyễn Minh)
Đánh giá về số lượng 71 trường hợp oan, sai được phát hiện trong ba năm qua, Chủ tịch Hội đồng dân tộc Ksor Phước bình luận: Không nhiều, nhưng dù làm oan một người cũng phải xem là nghiêm trọng. Nguyên tắc đặt ra với các cơ quan pháp luật là phải làm đúng Hiến pháp, pháp luật để bảo vệ tính mạng, quyền lợi của người dân, nên không thể lập luận vì số lượng ít mà bỏ qua. Cần xem xét lại vai trò của người lãnh đạo cơ quan, đơn vị trong ngành. Nếu làm cương quyết thì sẽ giảm được oan sai. Phó Chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn cũng cho rằng: “Cần đánh giá cẩn thận. Oan, sai chiếm tỷ lệ nhỏ nhưng có những vụ làm rúng động xã hội”.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Phan Trung Lý đặt vấn đề: Việc vi phạm trong tố tụng dẫn đến bức cung nhục hình chứng tỏ có việc xử lý chưa nghiêm minh và dấu hiệu bao che cho nhau của cán bộ các cơ quan pháp luật.

Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Trương Thị Mai cũng nhận xét: Trong 3 năm có 71 vụ làm oan người vô tội – tỷ lệ không lớn nhưng tác động xã hội của việc này lại rất lớn. Vụ 5 công an dùng nhục hình tại Phú Yên đang được xét xử hay vụ ông Nguyễn Thanh Chấn đều gây hoang mang xã hội, hệ quả tác động tới niềm tin của người dân rất lớn.

Các thành viên UBTV Quốc hội cho rằng, báo cáo giám sát cần phải chỉ rõ trong số đó bao nhiêu vụ do các cơ quan của ngành tư pháp tự phát hiện, bao nhiêu do người bị kết tội kêu oan nhiều năm, bao nhiêu do báo chí phanh phui, và đặc biệt là đã xử lý trách nhiệm những cá nhân, tổ chức liên quan đến đâu. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đề nghị: “Không nói là ít hay nhiều, mà phải khẳng định không để xảy ra oan sai nữa. Oan sai xảy ra ở đâu thì ở đó phải chịu trách nhiệm, đã oan sai thì phải đền bù thỏa đáng”.
Dòng sự kiện:
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Bắc Ninh gấp rút hoàn thành các nhiệm vụ chuẩn bị cho hệ thống chính quyền mới trước ngày 15/6

Bắc Ninh gấp rút hoàn thành các nhiệm vụ chuẩn bị cho hệ thống chính quyền mới trước ngày 15/6

14 May, 09:29 PM

Kinhtedothi-Ngày 14/5, tại phiên họp thường kỳ tháng 5, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Vương Quốc Tuấn nhấn mạnh: từ nay đến ngày 15/6 là giai đoạn cao điểm, mang tính quyết định để tỉnh hoàn tất toàn bộ công tác chuẩn bị cho việc vận hành hệ thống chính quyền mới, nhằm bảo đảm hoạt động hành chính liên tục, hiệu quả, không gián đoạn trong phục vụ người dân và doanh nghiệp.

Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng thăm Thượng tá cảnh sát bị thương khi chữa cháy

Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng thăm Thượng tá cảnh sát bị thương khi chữa cháy

14 May, 06:42 PM

Kinhtedothi - Ngày 14/5, Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng, Giám đốc Công an TP (CATP) Hà Nội, cùng chỉ huy một số phòng chức năng của CATP đã đến bệnh viện thăm hỏi, động viên Thượng tá Nguyễn Lê Cường - Phó Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu (PCCC &CNCH) hộ bị thương trong khi thực hiện nhiệm vụ.

Phú Thọ chuẩn bị chỗ ở cho hơn 4.400 cán bộ từ Vĩnh Phúc và Hòa Bình sau sáp nhập tỉnh

Phú Thọ chuẩn bị chỗ ở cho hơn 4.400 cán bộ từ Vĩnh Phúc và Hòa Bình sau sáp nhập tỉnh

14 May, 06:36 PM

Kinhtedothi- Ngày 14/5, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ Bùi Văn Quang chủ trì hội nghị nghe các sở, ngành báo cáo phương án bố trí nhà ở lưu trú cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động từ Vĩnh Phúc và Hòa Bình, chuẩn bị cho việc sáp nhập 3 tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc và Hòa Bình trong thời gian tới.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ