Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Làm thế nào để được thế chấp một sổ đỏ ở nhiều ngân hàng?

Câu hỏi:

"Tôi đang có nhu cầu vay vốn để mở rộng kinh doanh sau thời gian khủng hoảng vì đại dịch Covid-19. Tôi có được phép dùng một sổ đỏ để thế chấp vay ở nhiều ngân hàng hay không và cần thủ tục như thế nào?"- Lê Xuân Vinh – Hiệp hội khách sạn phố cổ Hà Nội.

Trả lời:

Liên quan đến câu hỏi của bạn đọc nêu trên, Luật sư Trịnh Hữu Đức – Văn phòng luật Hàm Rồng trả lời như sau:

Vay thế chấp sổ đỏ là hình thức vay vốn bằng cách dùng số đỏ làm tài sản đảm bảo, trong khoảng thời gian vay, ngân hàng sẽ tạm giữ sổ đỏ của người vay. Nếu người vay không có khả năng chi trả khoản nợ bao gồm cả gốc lẫn lãi, ngân hàng sẽ tiến hành tịch thu tài sản để thanh lý, trả nợ. Số tiền có thể vay thường có giá trị khoảng 70 - 80% giá trị thực tế của tài sản, với những trường hợp ngoại lệ, khoản vay thậm chí bằng hoặc lớn hơn.

Theo quy định tại Bộ luật Dân sự năm 2015, một tài sản có thể bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ dân sự, nếu giá trị tại thời điểm xác lập giao dịch lớn hơn tổng giá trị nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp hai bên ký kết thỏa thuận khác. Do đó, một sổ đỏ có thể được thế chấp tại nhiều ngân hàng khi đáp ứng các điều kiện sau:

Sổ đỏ tại thời điểm xác lập giao dịch thế chấp phải lớn hơn tổng giá trị nghĩa vụ được bảo đảm tại các ngân hàng nhận thế chấp; Bên thế chấp phải thông báo cho ngân hàng về việc sổ đỏ của mình đang dùng để thế chấp ở một ngân hàng khác; Sổ đỏ thế chấp phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai, có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính; Mỗi lần thế chấp phải lập thành văn bản công chứng, chứng thực theo quy định hiện hành.

Khách hàng cần thực hiện theo các bước sau đây để hoàn thành quy trình vay vốn:

Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ vay thế chấp sổ đỏ theo quy định, gồm: Mẫu đề nghị vay thế chấp sổ đỏ theo quy định tại ngân hàng; Bản sao chứng minh Nhân dân hoặc căn cước công dân, hộ chiếu của khách hàng; Bản sao sổ hộ khẩu và giấy tờ có liên quan theo yêu cầu của ngân hàng; Các loại giấy tờ liên quan đến tài sản thể chấp, chứng minh khả năng chi trả cho khoản vay.

Bước 2: Ngân hàng sẽ liên hệ và báo lại cho khách về thông tin sau: Đủ điều kiện phê duyệt hay chưa, hạn mức khoản vay được dự kiến cho là bao nhiêu, bảng tính gốc và lãi hàng tháng.

Hà Nội: Giá căn hộ tăng thêm 9%

Hà Nội: Giá căn hộ tăng thêm 9%

Cần xem xét nhiều yếu tố khi mua chung cư

Cần xem xét nhiều yếu tố khi mua chung cư

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Hồ sơ đất đai, sổ đỏ xin cấp trước 1/7/2025 chưa được xử lý sẽ giải quyết như thế nào?

Hồ sơ đất đai, sổ đỏ xin cấp trước 1/7/2025 chưa được xử lý sẽ giải quyết như thế nào?

01 Jul, 02:10 PM

Kinhtedothi - Nghị định 151/2025/NĐ-CP quy định về phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương 2 cấp, phân quyền, phân cấp trong lĩnh vực đất đai chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7. Người dân thắc mắc về các trường hợp đã nộp hồ sơ đề nghị giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất trước ngày 1/7/2025 nhưng chưa được cơ quan có thẩm quyền giải quyết sẽ như thế nào?

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ