Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Lần đầu tổ chức đấu giá tác phẩm nghệ thuật

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Lần đầu tiên các tác phẩm nghệ thuật sẽ được tổ chức bán đấu giá ra thị trường theo đúng quy định của pháp luật vào ngày 28/5 tới đây tại khách sạn Sheraton số 1 Hoàng Diệu, Hà Nội do Công ty Cổ phần bán đấu giá Lạc Việt tổ chức.

Hiện nay, dịch vụ đấu giá tại Việt Nam mới chỉ là hoạt động bắt buộc để bán đấu giá thanh lý tài sản của tổ chức có vốn nhà nước hoặc bán đấu giá tài sản bảo đảm hay tài sản do cơ quan thi hành án thực hiện.

Trong hoạt động thương mại, bán đấu giá chưa được coi là cách bán hàng bởi do thói quen, tập quán của người mua và người bán. Đặc biệt với đấu giá tác phẩm mỹ thuật như tranh, ảnh, đồ mỹ nghệ, đồ cổ,… Tác giả hay chủ sở hữu các tài sản này đang quen với cách bán phổ thông là ký gửi tác phẩm tại các phòng tranh, các triển lãm với một giá được niêm yết và nếu giao dịch thành công tác giả hay chủ sở hữu phải chi trả một phần giá trị tài sản bán được cho bên nhận ký gửi. 
Bên dòng sông đỏ của họa sĩ Đào Hải Phong.
Bên dòng sông đỏ của họa sĩ Đào Hải Phong.
 “Do vậy, để đưa đấu giá trở thành một cách bán hàng, thay vì niêm yết với giá bán cố định thì giờ sẽ là niêm yết một mức giá khởi điểm hợp lý, có sức hút thì rất cần sự chung tay góp sức của các tổ chức đấu giá chuyên nghiệp, các sở ban ngành. Hoạt động đấu giá trong lĩnh vực nghệ thuật hay mỹ thuật nhằm tôn vinh giá trị lao động, sáng tạo của tác giả, nghệ nhân, nhằm tìm ra giá trị đích thực của tác phẩm do chính bởi những người tham giá đấu giá trả giá với mong muốn được sở hữu tác phẩm”, ông Trần Quốc Khánh, Chủ tịch HĐQT Công ty Lạc Việt nhấn mạnh.
Hạnh phúc của họa sĩ Hoàng Phượng Vỹ.
Hạnh phúc của họa sĩ Hoàng Phượng Vỹ.
 
Bên cạnh đó, việc mở một phiên đấu giá theo phong cách chuyên nghiệp theo đúng quy định của pháp luật và theo xu hướng thế giới với mong muốn đóng góp cho ngành đấu giá nước nhà một sự khởi đầu cho một phong cách mới, trào lưu mới, hạn chế tối đa những rủi ro về pháp lý cho các bên tham gia đấu giá tài sản. Tác giả hay chủ sở hữu của tác phẩm nghệ thuật sẽ nhận về 100% giá trị của tác phẩm theo giá khởi điểm mà tác giả ấn định, phần bán vượt sẽ được thỏa thuận phân chia tại hợp đồng bán đấu giá tài sản được ký với Tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp và người có tài sản bán đấu giá. Được biết, Công ty Lạc Việt sẽ tổ chức thường niên các phiên đấu giá sau phiên đầu tiên này.
Chóe Tứ linh của nghệ nhân Phạm Anh Đạo.
Chóe Tứ linh của nghệ nhân Phạm Anh Đạo.
 
5 tác phẩm được Công ty lạc Việt tổ chức đấu giá trong phiên này gồm 1 chiếc tủ thờ (Chất liệu: Gỗ gụ-Niên đại cuối thế kỷ 19, kích cỡ: 125x54x120cm thuộc sở hữu của họa sĩ Lê Thiết Cương; tranh sơn dầu mang chủ đề “Bên Dòng Sông Đỏ”, kích cỡ: 80x133cm, sáng tác năm 2016 của họa sĩ Đào Hải Phong; tranh sơn dầu mang chủ đề “Hạnh phúc”, kích cỡ: 80x160cm, sáng tác năm 2015 của họa sĩ Hoàng Phượng Vỹ; tranh sơn dầu, acrylic mang chủ đề “Tiên nữ vùng cao”, kích cỡ: 140x100cm, sáng tác năm 2014 của họa sỹ Quách Đông Phương và 2 chiếc chóe làm từ chất liệu gốm, sản xuất năm 2010 của nghệ nhân Phạm Anh Đạo.