Làng rèn "đỏ lửa" hơn 300 năm

Hà Phương
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi- Tuy không còn rộn ràng như xưa nhưng làng rèn có truyền thống hơn 300 năm ở xã Tịnh Minh (huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi) vẫn còn "đỏ lửa".

Nghề rèn ở thôn Minh Thành, xã Tịnh Minh, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi.

Ông Nguyễn Đô (61 tuổi, thôn Minh Thành, xã Tịnh Minh) là đời thứ 4 trong gia đình có truyền thống làm nghề rèn. 
Ông Nguyễn Đô (61 tuổi, thôn Minh Thành, xã Tịnh Minh) là đời thứ 4 trong gia đình có truyền thống làm nghề rèn. 
Ông Nguyễn Đô (61 tuổi, thôn Minh Thành, xã Tịnh Minh) là đời thứ 4 trong gia đình có truyền thống làm nghề rèn. 
"Đây là nghề cha truyền con nối. Tôi kế thừa từ ba tôi, ba tôi kế thừa từ ông nội... Cứ truyền từ đời này qua đời kia như thế, tính ra đã hơn 300 năm", ông Đô nói. 
Để làm ra thành phẩm là dao, rựa, liềm, cuốc... dùng trong sinh hoạt và sản xuất hàng ngày, người thợ rèn phải trải qua nhiều công đoạn, đòi hỏi rất nhiều công sức. 
Để làm ra thành phẩm là dao, rựa, liềm, cuốc... dùng trong sinh hoạt và sản xuất hàng ngày, người thợ rèn phải trải qua nhiều công đoạn, đòi hỏi rất nhiều công sức. 
Thanh kim loại được cán dẹp, nung đỏ qua lửa. 
Thanh kim loại được cán dẹp, nung đỏ qua lửa. 
Thanh kim loại được cán dẹp, nung đỏ qua lửa. 
Sau đó dùng búa đập nhiều lần. 
Người thợ tiến hành tôi luyện, gia cố định hình các thanh sắt, thép. Các công đoạn được lặp đi, lặp lại cho đến khi hoàn thành công cụ. 
Người thợ tiến hành tôi luyện, gia cố định hình các thanh sắt, thép. Các công đoạn được lặp đi, lặp lại cho đến khi hoàn thành công cụ. 
Khác với dao, rựa, cuốc..., để tạo thành cái liềm, người thợ còn trải qua công đoạn tạo răng cưa. 
Khác với dao, rựa, cuốc..., để tạo thành cái liềm, người thợ còn trải qua công đoạn tạo răng cưa. 
Hiện tại thôn Minh Thành còn có hơn 50 hộ dân sống bằng nghề rèn. 
Hiện tại thôn Minh Thành còn có hơn 50 hộ dân sống bằng nghề rèn. 
"Từ khi có điện và máy móc phát triển, nghề rèn cũng đỡ vất vả, thời gian hoàn thành một số công đoạn được rút ngắn hơn", ông Nguyễn Tòng (65 tuổi, thôn Minh Thành) chia sẻ. 
"Từ khi có điện và máy móc phát triển, nghề rèn cũng đỡ vất vả, thời gian hoàn thành một số công đoạn được rút ngắn hơn", ông Nguyễn Tòng (65 tuổi, thôn Minh Thành) chia sẻ. 
Tiếp xúc với nhiệt độ cao và dùng lực nhiều nên đặc trưng của những người thợ rèn lâu năm là bàn tay thô cứng, chai sần. 
Tiếp xúc với nhiệt độ cao và dùng lực nhiều nên đặc trưng của những người thợ rèn lâu năm là bàn tay thô cứng, chai sần. 
Mỗi năm làng rèn ở xã Tịnh Minh sản xuất ra khoảng hơn 200.000 sản phẩm, chủ yếu là rựa, liềm, dao, xẻng, cuốc, búa...., không chỉ tiêu thụ trong tỉnh mà còn được xuất đi các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên. 
Mỗi năm làng rèn ở xã Tịnh Minh sản xuất ra khoảng hơn 200.000 sản phẩm, chủ yếu là rựa, liềm, dao, xẻng, cuốc, búa...., không chỉ tiêu thụ trong tỉnh mà còn được xuất đi các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên. 
Trải qua nhiều thăng trầm, nghề rèn ở Tịnh Minh vẫn tồn tại được bởi người thợ luôn lấy chất lượng sản phẩm làm đầu, để giữ lấy thương hiệu cho gia đình mình cũng như cho cả làng. Hiện làng rèn xã Tịnh Minh được Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam chứng nhận nhãn hiệu tập thể. Tỉnh Quảng Ngãi công nhận đây là làng nghề truyền thống. Sản phẩm từ làng nghề cũng đạt OCOP 3 sao. 
Trải qua nhiều thăng trầm, nghề rèn ở Tịnh Minh vẫn tồn tại được bởi người thợ luôn lấy chất lượng sản phẩm làm đầu, để giữ lấy thương hiệu cho gia đình mình cũng như cho cả làng. Hiện làng rèn xã Tịnh Minh được Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam chứng nhận nhãn hiệu tập thể. Tỉnh Quảng Ngãi công nhận đây là làng nghề truyền thống. Sản phẩm từ làng nghề cũng đạt OCOP 3 sao.