Ngày 4/7, tại hội thảo Xây dựng, phát triển, định giá và bảo vệ thương hiệu DN, đại diện Cục Tài chính DN (Bộ Tài chính) cho biết, nhiều đơn vị tư vấn xác định giá trị DN cổ phần hóa (CPH) vẫn còn lúng túng trong việc xác định giá trị thương hiệu.
Doanh nghiệp Việt thiệt đủ đườngTheo các bảng xếp hạng, Việt Nam hiện đã có khá nhiều thương hiệu xuất hiện trong top thương hiệu hàng đầu thế giới như VietinBank, Viettel, MobiFone… Các DN được ghi nhận giá trị thương hiệu cao này đang ngày càng tạo được uy tín trên trường quốc tế. Cụ thể, VietinBank có bước tiến ngoạn mục khi vươn lên Top 400 Thương hiệu ngân hàng toàn cầu với giá trị thương hiệu đạt 249 triệu USD năm 2016 theo đánh giá của Công ty Tư vấn chiến lược và đánh giá thương hiệu hàng đầu thế giới Brand Finance. Giá trị thương hiệu của Viettel đạt 2,686 tỷ USD; của Vinaphone là 1,04 tỷ USD, MobiFone là 391 triệu USD.
Theo các bảng xếp hạng, MobiFone Việt Nam đã có trong top thương hiệu hàng đầu thế giới. Ảnh: Hải Linh |
Như vậy, có thể thấy, xây dựng, phát triển và định giá đúng giá trị thương hiệu là nhu cầu thiết thực đối với mọi loại hình DN. Tuy nhiên, theo ông Đặng Quyết Tiến - Phó Cục trưởng Cục Tài chính DN, tại Việt Nam, nhiều DN vẫn chưa xác định được giá trị thương hiệu, hoặc xác định chưa đầy đủ, gây nên những trở ngại không đáng có trong quá trình phát triển.Hậu quả của việc chưa xác định hoặc xác định chưa đầy đủ giá trị thương hiệu đã khiến DN chịu rất nhiều thiệt thòi trong quá trình hội nhập. Cụ thể, nhiều DN Việt đã sản xuất được những sản phẩm có chất lượng cao, song khi “xuất ngoại” vẫn phải núp dưới tên của các thương hiệu có giá trị trên thế giới mới có thể vào được thị trường quốc tế. Mặt khác, cũng có tình trạng DN mạnh tay chi bạo để xây dựng thương hiệu, nhưng lại không xác định được giá trị của tài sản vô hình này nên rơi vào tình cảnh ném tiền qua cửa sổ. “Điều đó dẫn đến việc Nhà nước có thể bị thất thoát lớn trong quá trình CPH, nhất là giai đoạn tới sẽ CPH nhiều tập đoàn, tổng công ty quy mô lớn. DN cũng thiệt thòi trong quá trình cạnh tranh, nhượng quyền thương mại, mua bán sáp nhập..." - ông Tiến cho biết.Thiếu chế định pháp lýViệc xác định giá trị, nhượng quyền sử dụng thương hiệu, góp vốn liên doanh, liên kết... bằng giá trị thương hiệu đối với các DN tư nhân thuộc mọi thành phần kinh tế ở Việt Nam đến nay vẫn còn là một khoảng trống bỏ ngỏ. Theo các chuyên gia kinh tế, nguyên nhân chính của tình trạng trên là do các quy định pháp luật tại Việt Nam về vấn đề này chưa đầy đủ theo thông lệ quốc tế, dù tài sản vô hình nói chung hay thương hiệu nói riêng đã được ghi nhận trên các báo cáo tài chính.Để giải quyết vấn đề, các cơ quan chức năng đã có một số định hướng, bổ sung các quy định pháp lý, đặc biệt là tiến hành sửa đổi Nghị định 59/2011/NĐ-CP, trong đó chú trọng hơn vào việc xác định giá trị DN, giá trị lợi thế kinh doanh. Theo đề án tái cơ cấu, tập đoàn, tổng công ty sẽ thoái vốn ở một số công ty thành viên, trong đó có cổ phần góp vốn bằng giá trị thương hiệu. Thế nhưng, việc thoái vốn góp bằng giá trị thương hiệu chưa có hướng dẫn nên các DN chưa thực hiện được.Để giải quyết vấn đề này, đại diện Cục Tài chính DN đề xuất, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cần phối hợp với Bộ KH&ĐT sớm có hướng dẫn cho phép DN thoái vốn đã góp bằng thương hiệu giống quy định thoái vốn góp bằng giá trị tài sản khác (tiền, tài sản hiện vật và giá trị lợi thế kinh doanh...). Trường hợp không cho người sở hữu cổ phiếu được hình thành từ việc góp bằng thương hiệu thực hiện giao dịch, đề nghị cho phép DN này được thực hiện rút vốn trực tiếp (DN nhận vốn bằng thương hiệu được giảm vốn điều lệ và trả lại bên có thương hiệu mang góp) theo quy định.