Lấy phiếu tín nhiệm: Đòi hỏi công tâm, khách quan, chính xác

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Các đại biểu Quốc hội ấn nút biểu quyết danh sách những chức danh được Quốc hội tiến hành lấy phiếu tín nhiệm. Ảnh: Doãn Tấn

Sáng 14/11, Quốc hội đã biểu quyết thông qua danh sách 50 chức danh lấy phiếu đánh giá tín nhiệm lần thứ 2.

 
Các đại biểu Quốc hội ấn nút biểu quyết danh sách những chức danh được Quốc hội  tiến hành lấy phiếu tín nhiệm. Ảnh: Doãn Tấn
Kinhtedothi - Các đại biểu Quốc hội ấn nút biểu quyết danh sách những chức danh được Quốc hội tiến hành lấy phiếu tín nhiệm. Ảnh: Doãn Tấn
Theo đó bao gồm các chức danh: Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước; Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm các Ủy ban của Quốc hội, các thành viên khác của UBTV Quốc hội; Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, các thành viên khác của Chính phủ; Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán Nhà nước.

Về điểm mới của quy trình lấy phiếu tín nhiệm lần này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho biết, quy trình tổ chức chặt chẽ hơn trước, có nhiều thời gian để các ĐB đánh giá, nhận xét (ĐB có 30 phút để thực hiện đánh giá của mình). Chủ tịch Quốc hội một lần nữa nhấn mạnh vai trò của mỗi ĐB thay mặt đồng bào cử tri cả nước, nhân danh Quốc hội để đánh giá tín nhiệm đối với các chức danh lãnh đạo cao nhất, những chức danh lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước trong bộ máy lập pháp, hành pháp, tư pháp của đất nước. Đồng thời, đề nghị các ĐB khi tiến hành lấy phiếu tín nhiệm cần cân nhắc cẩn thận, dựa trên các thông tin chính thống đã được kiểm định, loại bỏ các phán đoán dựa trên những thông tin nặc danh, không chính xác, không đúng nội dung kỳ họp. "Lá phiếu cầm trên tay nhẹ nhàng thôi nhưng mang trong đó trách nhiệm rất nặng nề với cử tri, Nhân dân cả nước, đòi hỏi các ĐB Quốc hội phải thật công tâm, khách quan, chính xác" - Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng lưu ý.

Cũng trong buổi sáng, Quốc hội đã thảo luận tại đoàn về việc lấy phiếu tín nhiệm. Việc lấy phiếu tín nhiệm và thông qua Nghị quyết xác nhận kết quả lấy phiếu tín nhiệm sẽ được thực hiện trong hôm nay (15/11) và sẽ được công bố công khai.
Sáng 14/11, với đa số phiếu tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết về ngân sách T.Ư năm 2015. Theo đó, tổng số thu cân đối ngân sách T.Ư là 589.807 tỷ đồng; tổng số thu cân đối ngân sách địa phương là 331.293 tỷ đồng; số chi cân đối ngân sách T.Ư là 815.807 tỷ đồng, gồm cả 229.221 tỷ đồng số thu cân đối, thu có mục tiêu từ ngân sách T.Ư cho địa phương.

Về phân bổ ngân sách T.Ư năm 2015, Quốc hội cũng yêu cầu các bộ, ngành T.Ư và địa phương phân bổ vốn đầu tư phát triển tập trung; ưu tiên vốn trả nợ xây dựng cơ bản và dự án có thời gian hoàn thành trong năm 2015; hạn chế tối đa chi cho dự án mới, hoàn trả vốn ngân sách ứng trước bao gồm trái phiếu Chính phủ; cân đối đủ nguồn vốn không làm phát sinh nợ xây dựng cơ bản; rà soát các khoản chi thường xuyên tại địa phương để cơ cấu lại hợp lý, hiệu quả.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần