Lễ hội chùa Láng khai hội, đón chứng nhận di sản văn hoá phi vật thể

Minh An
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi – Sáng 7/4, lễ hội truyền thống chùa Láng năm 2022 được khai mạc, và đón bằng chứng nhận của Bộ VHTT&DL đưa lễ hội vào danh mục di sản văn hoá phi vật thể quốc gia.

Chùa Láng, tên chữ Hán (Chiêu Thiền Tự) là một ngôi chùa cổ ở làng Láng. Chùa được xây dựng từ thời vua Lý Anh Tông (trị vì từ 1138 - 1175) và từng được coi là ‘‘Đệ nhất tùng lâm’’ trên vùng đất phía Tây Bắc kinh thành Thăng Long xưa; nay thuộc phường Láng Thượng, quận Đống Đa, TP Hà Nội, với diện tích 17.917m2.
Chùa Láng, tên chữ Hán (Chiêu Thiền Tự) là một ngôi chùa cổ ở làng Láng. Chùa được xây dựng từ thời vua Lý Anh Tông (trị vì từ 1138 - 1175) và từng được coi là ‘‘Đệ nhất tùng lâm’’ trên vùng đất phía Tây Bắc kinh thành Thăng Long xưa; nay thuộc phường Láng Thượng, quận Đống Đa, TP Hà Nội, với diện tích 17.917m2.
Sáng 7/4, lễ hội truyền thống chùa Láng năm 2022 được khai mạc. Trong ảnh, màn trống hội chào mừng.
Sáng 7/4, lễ hội truyền thống chùa Láng năm 2022 được khai mạc. Trong ảnh, màn trống hội chào mừng.
Nhân dịp khai mạc lễ hội, đại diện Cục Di sản văn hoá hoá (Bộ VHTT&DL), UBND quận Đống Đa và các ban, ngành trao chứng nhận di sản văn hoá phi vật thể quốc gia “Lễ hội chùa Láng”.
Nhân dịp khai mạc lễ hội, đại diện Cục Di sản văn hoá hoá (Bộ VHTT&DL), UBND quận Đống Đa và các ban, ngành trao chứng nhận di sản văn hoá phi vật thể quốc gia “Lễ hội chùa Láng”.
Về kiến trúc của Chùa, cổng ngoài cùng phía trước Chùa chính là cửa Tam Thiền (còn gọi là cửa Tam Triều). Hai bên có hai ông Voi chầu phục. Bên trong chùa là Lầu Bát giác ở giữa sân chùa với mái chồng, 2 tầng, 16 mái với những đầu đao cong vút uốn lượn thanh thoát. Gian chính của chùa được xây dựng theo kiểu nội công ngoại Quốc, đúng 100 gian.
Về kiến trúc của Chùa, cổng ngoài cùng phía trước Chùa chính là cửa Tam Thiền (còn gọi là cửa Tam Triều). Hai bên có hai ông Voi chầu phục. Bên trong chùa là Lầu Bát giác ở giữa sân chùa với mái chồng, 2 tầng, 16 mái với những đầu đao cong vút uốn lượn thanh thoát. Gian chính của chùa được xây dựng theo kiểu nội công ngoại Quốc, đúng 100 gian.
Theo tục truyền con trai của vua Lý Thần Tông là vua Lý Anh Tông cho xây dựng chùa để thờ vua cha và tiền nhân của cha là Thiền Sư Từ Đạo Hạnh. Trong ảnh, các bậc cao niên dâng hương trong ngày khai hội chùa Láng.
Theo tục truyền con trai của vua Lý Thần Tông là vua Lý Anh Tông cho xây dựng chùa để thờ vua cha và tiền nhân của cha là Thiền Sư Từ Đạo Hạnh. Trong ảnh, các bậc cao niên dâng hương trong ngày khai hội chùa Láng.
Theo tập quán từ lâu đời, hàng năm cứ đến ngày mùng 7 tháng 3 Âm lịch là ngày Tăng Khánh - ngày Thiền Sư họ Từ hóa ở Chùa Thầy, dân làng mở hội. Trong ảnh, đại diện bậc cao niên trong làng đánh trống khai mạc lễ hội.
Theo tập quán từ lâu đời, hàng năm cứ đến ngày mùng 7 tháng 3 Âm lịch là ngày Tăng Khánh - ngày Thiền Sư họ Từ hóa ở Chùa Thầy, dân làng mở hội. Trong ảnh, đại diện bậc cao niên trong làng đánh trống khai mạc lễ hội.
Hội Láng ngoài các nghi thức tế lễ, rước Thánh còn tổ chức các tích trò vui như: Đấu võ, chọi gà, cờ người, đập niêu đặc biệt có tục thổi cơm thi vừa đi vừa thổi cơm quanh nhà Bát giác, vừa múa hát.
Hội Láng ngoài các nghi thức tế lễ, rước Thánh còn tổ chức các tích trò vui như: Đấu võ, chọi gà, cờ người, đập niêu đặc biệt có tục thổi cơm thi vừa đi vừa thổi cơm quanh nhà Bát giác, vừa múa hát.
Theo Chủ tịch UBND phường Láng Thượng, Phạm Thị Hồng Hải: “Cán bộ và Nhân dân phường Láng Thượng, Láng Hạ quận Đống Đa đón chào Lễ Hội truyền thống chùa Nền, chùa Láng Xuân Nhâm Dần 2022 trong không khí vui mừng phấn khởi, vinh dự và tự hào hơn khi Lễ hội truyền thống chùa Láng được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia”.
Theo Chủ tịch UBND phường Láng Thượng, Phạm Thị Hồng Hải: “Cán bộ và Nhân dân phường Láng Thượng, Láng Hạ quận Đống Đa đón chào Lễ Hội truyền thống chùa Nền, chùa Láng Xuân Nhâm Dần 2022 trong không khí vui mừng phấn khởi, vinh dự và tự hào hơn khi Lễ hội truyền thống chùa Láng được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia”.
Đến với lễ hội năm nay, Ban tổ chức lễ hội mong rằng các Thiện nam Tín nữ, các Tăng ni phật tử và toàn thể Nhân dân phường Láng Thượng, Láng Hạ quận Đống Đa luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, cùng giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của di tích theo đúng pháp luật và truyền thống của địa phương.
Đến với lễ hội năm nay, Ban tổ chức lễ hội mong rằng các Thiện nam Tín nữ, các Tăng ni phật tử và toàn thể Nhân dân phường Láng Thượng, Láng Hạ quận Đống Đa luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, cùng giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của di tích theo đúng pháp luật và truyền thống của địa phương.
Lễ hội Chùa Láng là lễ hội lớn nhất ở phía Tây kinh thành Thăng Long xưa và nay, trong dân gian vẫn còn câu ca: “Thứ nhất là Hội Cổ Loa/ Thứ Nhì Hội Láng, thứ Ba Hội Thầy”; hay: “Nhớ ngày mùng bảy tháng ba/ Trở vào Hội Láng, trở ra Hội Thầy”.
Lễ hội Chùa Láng là lễ hội lớn nhất ở phía Tây kinh thành Thăng Long xưa và nay, trong dân gian vẫn còn câu ca: “Thứ nhất là Hội Cổ Loa/ Thứ Nhì Hội Láng, thứ Ba Hội Thầy”; hay: “Nhớ ngày mùng bảy tháng ba/ Trở vào Hội Láng, trở ra Hội Thầy”.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần