Lễ hội Chùa Láng: Phục dựng nét văn hoá độc đáo của di sản truyền thống

Trần Long - Duy Minh
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Sáng 26/4 (tức 7/3 năm Quý Mão), quận Đống Đa tổ chức Lễ hội truyền thống Chùa Láng. Đây là Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia đã được xếp hạng năm 2019.

Chùa Láng (Chiêu Thiền Tự) thuộc phường Láng Thượng, quận Đống Đa được Nhà nước công nhận xếp hạng năm 1962. Đây là một trong 12 di tích, danh thắng tiêu biểu của Thủ đô Hà Nội được xếp hạng trong đợt đầu tiên của cả nước. Tương truyền, Chùa được vua Lý Anh Tông cho xây dựng để thờ Phật, thờ vua cha Lý Thần Tông và tiền thân của ngài là Thiền sư Từ Đạo Hạnh - một nhà sư rất nổi tiếng trong lịch sử Phật Giáo Việt Nam.

Quang cảnh Lễ hội truyền thống Chùa Láng.
Quang cảnh Lễ hội truyền thống Chùa Láng.

Chùa Láng được dựng trên một thế đất đẹp với nhiều cây cổ thụ rợp mát, phong cảnh u tịch, thâm nghiêm, từ xa xưa đã là “Đệ nhất tùng lâm”. Khuôn viên của chùa rộng lớn, gồm quần thể các công trình kiến trúc Tam quan ngoại, Tam quan nội và lớp cổng trong cùng, sân, nhà Bát Giác, hai dãy dải vũ song song. Kiến trúc chính của chùa gồm tòa Tiền đường, Phương đình, Trung đường, Thiêu hương, Thượng điện.

Hai bên Thượng điện có hai dãy Hành lang, phía sau có nhà Chuông, nhà Khánh, khu thờ Mẫu, thờ Tổ, Tả - hữu mạc...cùng khu vườn Tháp ở phía sau chùa. Hiện còn lưu giữ gần 200 pho tượng cùng rất nhiều di vật, đồ thờ, 12 đạo sắc phong của các vua triều Lê, Tây Sơn và Nguyễn, cùng 15 tấm bia đá mang phong cách điêu khắc thời Lê, Nguyễn.

Theo truyền thuyết, thiền sư Từ Đạo Hạnh hóa ở chùa Thầy vào ngày 7/3 âm lịch, ngày đó cũng đồng thời là ngày vua Lý Thần Tông được sinh ra, do vậy được lấy làm ngày chính Hội chùa Láng và chùa Thầy. Trong dịp lễ hội, cùng với tế lễ truyền thống, Nhân dân địa phương thực hiện nghi thức rước Kiệu từ chùa Láng lên các chùa ở các làng lân cận với nhiều hoạt động hết sức đặc sắc.

Để tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống, tưởng nhớ công lao to lớn của Đức Thiền sư Từ Đạo Hạnh, Lễ hội Chùa Láng được diễn ra từ mùng 6 – 8/3 (âm lịch) và chính hội mùng 7/3 (âm lịch). Lễ hội Chùa Láng thực chất là lễ hội mùa Xuân của cả một vùng gồm nhiều làng ở hai bên bờ sông Tô Lịch. Nét độc đáo riêng của lễ hội là nghi lễ rước kiệu Thánh qua sông Tô Lịch “ Độ Hà ”, trình diễn đấu thần...Với những giá trị đó, Lễ hội Chùa Láng đã được Bộ VHTT&DL công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia vào năm 2019.

Nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể quý giá của Thăng Long - Hà Nội, năm nay (tức sau 70 năm), Lễ hội chùa Láng sẽ được phục dựng hoàn toàn nhằm tái hiện đầy đủ các nghi thức văn hóa độc nhất vô nhị của đất và người vùng kẻ Láng thuộc kinh thành Thăng Long xưa.

Một số hình ảnh tại Lễ hội truyền thống Chùa Láng:

Phó ban Quản lý di tích Chùa Láng đánh trống khai hội.
Phó ban Quản lý di tích Chùa Láng đánh trống khai hội.
Di tích Chùa Láng đón nhận bằng công nhận 9 cây muỗm và 3 cây nhãn là cây di sản Việt Nam.
Di tích Chùa Láng đón nhận bằng công nhận 9 cây muỗm và 3 cây nhãn là cây di sản Việt Nam.
Lễ rước kiệu vua Lý Thần Tông.
Lễ rước kiệu vua Lý Thần Tông.
Lễ hội Chùa Láng: Phục dựng nét văn hoá độc đáo của di sản truyền thống - Ảnh 1
Lễ hội Chùa Láng: Phục dựng nét văn hoá độc đáo của di sản truyền thống - Ảnh 2
Để tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống, tưởng nhớ công lao to lớn của Đức Thiền sư Từ Đạo Hạnh, Lễ hội Chùa Láng được diễn ra từ mùng 6 – 8/3 (âm lịch) và chính hội mùng 7/3 (âm lịch).
Để tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống, tưởng nhớ công lao to lớn của Đức Thiền sư Từ Đạo Hạnh, Lễ hội Chùa Láng được diễn ra từ mùng 6 – 8/3 (âm lịch) và chính hội mùng 7/3 (âm lịch).
. Nét độc đáo riêng của lễ hội là nghi lễ rước kiệu Thánh qua sông Tô Lịch “ Độ Hà ”, trình diễn đấu thần...Với những giá trị đó, Lễ hội Chùa Láng đã được Bộ VHTT&DL công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia vào năm 2019.
. Nét độc đáo riêng của lễ hội là nghi lễ rước kiệu Thánh qua sông Tô Lịch “ Độ Hà ”, trình diễn đấu thần...Với những giá trị đó, Lễ hội Chùa Láng đã được Bộ VHTT&DL công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia vào năm 2019.
Theo truyền thuyết, thiền sư Từ Đạo Hạnh hóa ở chùa Thầy vào ngày 7/3 âm lịch, ngày đó cũng đồng thời là ngày vua Lý Thần Tông được sinh ra, do vậy được lấy làm ngày chính Hội chùa Láng và chùa Thầy.
Theo truyền thuyết, thiền sư Từ Đạo Hạnh hóa ở chùa Thầy vào ngày 7/3 âm lịch, ngày đó cũng đồng thời là ngày vua Lý Thần Tông được sinh ra, do vậy được lấy làm ngày chính Hội chùa Láng và chùa Thầy.
Lễ hội chùa Láng sẽ được phục dựng hoàn toàn nhằm tái hiện đầy đủ các nghi thức văn hóa độc nhất vô nhị của đất và người vùng kẻ Láng thuộc kinh thành Thăng Long xưa.
Lễ hội chùa Láng sẽ được phục dựng hoàn toàn nhằm tái hiện đầy đủ các nghi thức văn hóa độc nhất vô nhị của đất và người vùng kẻ Láng thuộc kinh thành Thăng Long xưa.
Bàn thờ được đặt trước các cổng xóm làng khi kiệu vua Lý Thần Tông đi qua.
Bàn thờ được đặt trước các cổng xóm làng khi kiệu vua Lý Thần Tông đi qua.
Đông đảo người dân và du khách thập phương tới tham dự lễ hội.
Đông đảo người dân và du khách thập phương tới tham dự lễ hội.