Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Lễ hội đền Kim Liên: người dân bế trẻ nhỏ, len lỏi chui kiệu cầu may

Lại Tấn
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Sáng 24/4 (ngày 16/3, âm lịch), tại Di tích quốc gia đặc biệt Thăng Long Tứ Trấn - đền Kim Liên (phường Phương Liên, quận Đống Đa) đã diễn ra lễ hội truyền thống thờ thần Cao Sơn Đại Vương.

Đền Kim Liên thuộc phường Phương Liên, quận Đống Đa, được vua Lê Tương Dực cho xây dựng năm 1509 để thờ thần Cao Sơn Đại Vương, tương truyền là con trai Quốc Tổ Lạc Long Quân và Quốc Mẫu Âu Cơ. Đây là một trong “ Thăng Long tứ trấn” - trấn phía Nam của kinh thành Thăng Long xưa.

Ngoài các giá trị đặc sắc về kiến trúc, tại đền Kim Liên hiện còn lưu giữ nhiều di vật hết sức quý giá như tấm bia đá khắc bài văn bia do sử thần Lê Tung soạn năm 1510, 39 đạo sắc phong của nhiều đời vua nhằm ghi nhận, ca tụng công lao của thần Cao Sơn… Đây là những di vật đặc biệt giá trị, đồng thời cũng là những “cuốn sử biên niên” ghi chép đầy đủ lịch sử xây dựng, vị thần thờ phụng trong đền, đồng thời minh chứng cho sự ra đời của ngôi đền.

Hàng năm, Lễ hội đền Kim Liên được tổ chức vào ngày 16/3, âm lịch (ngày sinh của Đức thần Cao Sơn), nhằm tưởng nhớ và thể hiện lòng biết ơn tới vị thần có công với nước được Nhân dân tôn thờ.

Sau phần nghi lễ, rước kiệu, hội đền Kim Liên có nhiều trò chơi dân gian truyền thống thể hiện nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng được các thế hệ con người nơi đây trân trọng, giữ gìn và trao truyền cho các thế hệ nối tiếp nhằm bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa đặc sắc của địa phương, giáo dục tình yêu quê hương, đất nước và giữ gìn thuần phong mỹ tục của vùng đất phía Nam của kinh thành Thăng Long xưa.

Theo ghi nhận của phóng viên Kinh tế & Đô thị, công tác tổ chức Lễ hội đền Kim Liên đảm bảo văn minh, an toàn, lành mạnh, tiết kiệm. Đặc biệt, trong quá trình rước kiệu, lực lượng chức năng đã phân luồng, đảm bảo không ùn tắc giao thông. Trước đó, trong quá trình rước ở cổng đền, một số người dân tranh thủ thời gian kiệu di chuyển chậm "chui kiệu cầu may".

Dưới đây là một số hình ảnh tại lễ hội truyền thống đền Kim Liên - một trong "Thăng Long Tứ Trấn”:

Tiết mục trống hội mở màn lễ hội truyền thống đền Kim Liên.
Tiết mục trống hội mở màn lễ hội truyền thống đền Kim Liên.
Màn sử thi về Thần tích Cao Sơn Đại Vương.
Màn sử thi về Thần tích Cao Sơn Đại Vương.
Hàng năm, Lễ hội đền Kim Liên được tổ chức vào ngày 16/3 âm lịch (ngày sinh của Đức thần Cao Sơn), nhằm tưởng nhớ và thể hiện lòng biết ơn tới vị thần có công với nước được Nhân dân tôn thờ.
Hàng năm, Lễ hội đền Kim Liên được tổ chức vào ngày 16/3 âm lịch (ngày sinh của Đức thần Cao Sơn), nhằm tưởng nhớ và thể hiện lòng biết ơn tới vị thần có công với nước được Nhân dân tôn thờ.
Nghi lễ rước kiệu nhận được sự quan tâm của người dân.
Nghi lễ rước kiệu nhận được sự quan tâm của người dân.
Theo ghi nhận của phóng viên Kinh tế & Đô thị, công tác tổ chức lễ hội đảm bảo văn minh, an toàn, lành mạnh, tiết kiệm.
Theo ghi nhận của phóng viên Kinh tế & Đô thị, công tác tổ chức lễ hội đảm bảo văn minh, an toàn, lành mạnh, tiết kiệm.
Trong quá trình rước kiệu, lực lượng chức năng đã phân luồng, đảm bảo không ùn tắc giao thông.
Trong quá trình rước kiệu, lực lượng chức năng đã phân luồng, đảm bảo không ùn tắc giao thông.
Đoàn rước kiệu di chuyển trên tuyến phố Xã Đàn (Đống Đa, Hà Nội).
Đoàn rước kiệu di chuyển trên tuyến phố Xã Đàn (Đống Đa, Hà Nội).
Lễ hội đền Kim Liên: người dân bế trẻ nhỏ, len lỏi chui kiệu cầu may - Ảnh 1
Trước đó, trong quá trình rước ở cổng đền, một số người dân tranh thủ thời gian kiệu di chuyển chậm "chui kiệu cầu may".
Trước đó, trong quá trình rước ở cổng đền, một số người dân tranh thủ thời gian kiệu di chuyển chậm "chui kiệu cầu may".