Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Liên Hợp quốc: Cân nhắc biện pháp ngoại giao để giải quyết căng thẳng tại Triều Tiên

Kinhtedothi - Tổng thư ký Liên Hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres nhấn mạnh rằng giải pháp duy nhất để giải quyết căng thẳng tại Bán đảo Triều Tiên phải là đàm phán và hậu quả tiềm tàng của hành động quân sự sẽ vô cùng khủng khiếp.
Trả lời phóng viên tại trụ sở LHQ tại New York (Mỹ), Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres ngày 16/8 cho biết, ông sẵn sàng trợ giúp tái khởi động đàm phán 6 bên về chương trình hạt nhân Triều Tiên, vốn đã bị đình trệ vào năm 2008.
"Tôi sẽ vẫn liên lạc chặt chẽ với tất cả các bên liên quan và sẵn sàng giúp đỡ dưới bất cứ hình thức nào", Tổng thư ký LHQ cam kết. 
 Tổng thư ký Liên Hợp quốc Antonio Guterres. 
"Khi căng thẳng tiếp tục leo thang, nguy cơ hiểu nhầm và tính toán sai lầm cũng sẽ cao hơn. Đó là lý do vì sao cần phải giảm khẩu chiến và cân nhắc biện pháp ngoại giao để giải quyết căng thẳng", ông Guterres nói.
"Tôi muốn nhắc lại rằng, tôi đã gửi thông điệp này đến các đại diện của đàm phán 6 bên", Tổng thư ký Guterres cho biết. 
Ông Guterres cũng cảnh báo và phản đối giải pháp quân sự để giải quyết căng thẳng tại Bán đảo Triều Tiên.
Tổng thư ký LHQ cũng hoan nghênh cam kết của các nước khu vực và quốc tế về giải quyết vấn đề hạt nhân của Triều Tiên, ủng hộ việc Seoul kêu gọi bắt đầu đối thoại với Bình Nhưỡng.
"Giải pháp cho cuộc khủng hoảng này phải là chính trị. Hậu quả tiềm tàng của hành động quân sự khủng khiếp đến mức đáng phải suy ngẫm", ông Guterres nhấn mạnh. 
Đàm phán 6 bên về phi hạt nhân hóa trên Bán đảo Triều Tiên, bao gồm CHDCND Triều Tiên, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Nga và Mỹ đã bị đình trệ từ năm 2008 theo sáng kiến của Bình Nhưỡng. 
Trong vài tháng qua, một số quốc gia, gồm Nga và Hàn Quốc, đã ủng hộ việc tái khởi động đối thoại theo hình thức 6 bên.
Căng thẳng tại khu vực bán đảo Triều Tiên đang leo thang sau khi Bình Nhưỡng liên tục tiến hành các vụ phóng thử tên lửa. Triều Tiên đã phóng thử liên tiếp 2 tên lửa đạn đạo liên lục địa trong tháng 7 vừa qua, khiến Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc phản đối dữ dội. Washington đã nhiều lần tuyên bố rằng, không loại trừ giải pháp quân sự để giải quyết căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên. 
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Vĩnh Phúc: phát động thi đua “Đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và bình dân học vụ số”

Vĩnh Phúc: phát động thi đua “Đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và bình dân học vụ số”

09 May, 07:31 PM

Kinhtedothi - Chiều 9/5, tỉnh Vĩnh Phúc chính thức phát động phong trào thi đua “Đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và bình dân học vụ số”. Sự kiện được tổ chức tại Trung tâm Hội nghị tỉnh và kết nối trực tuyến đến 13 điểm cầu cấp huyện, xã cùng các doanh nghiệp, tiểu thương, người dân trên địa bàn.

Trí tuệ nhân tạo - Động lực đột phá đưa Đà Nẵng trở thành trung tâm công nghệ cao quốc gia

Trí tuệ nhân tạo - Động lực đột phá đưa Đà Nẵng trở thành trung tâm công nghệ cao quốc gia

09 May, 04:30 PM

Kinhtedothi - Ngày 9/5, UBND thành phố tổ chức Hội thảo “Trí tuệ nhân tạo - Động lực mới phát triển Đà Nẵng” tại Cung Hội nghị quốc tế Furama, với sự tham dự của gần 400 đại biểu trong nước và quốc tế. Đây là sự kiện quan trọng nhằm cụ thể hóa Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ