>>> Căng thẳng chính trị tại Myanmar tiếp tục leo thang
>>> Myanmar: Chính biến khiến một loạt dự án cơ sở hạ tầng "khủng" đắp chiếu>>> Myanmar: 38 người thiệt mạng trong ngày bạo lực đẫm máu nhất sau cuộc chính biếnBà Michelle Bachelet hôm 4/3 xác nhận, ít nhất 54 người đã thiệt mạng trong các cuộc biểu tình ở Myanmar kể từ cuộc chính biến hôm 1/2, đồng thời yêu cầu quân đội Myanmar "ngừng sát hại" người biểu tình ôn hòa."Quân đội Myanmar phải dừng việc giết chóc và bỏ tù người biểu tình”, bà Bachelet kêu gọi, lên án việc lực lượng an ninh Myanmar sử dụng đạn thật để chống lại những người biểu tình ôn hòa.
Theo bà Bachelet, hơn 1.700 người bị quân đội Myanmar bắt giữ một cách tùy tiện và các vụ bắt giữ tiếp tục gia tăng.
Trích dẫn các số liệu mà Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên Hợp quốc (LHQ) có được, bà Bachelet cho biết ít nhất 54 người thiệt mạng kể từ khi cuộc chính biến nổ ra hôm 1/2 và con số thực tế có thể còn cao hơn.
Bà Bachelet kêu gọi quan chức Myanmar, những người tham gia phong trào bất tuân dân sự ủng hộ nỗ lực buộc các lãnh đạo quân đội phải chịu trách nhiệm về hành động vi phạm nhân quyền nghiêm trọng thông qua các cuộc điều tra và tố tụng của Liên hợp quốc tại Tòa án hình sự quốc tế (ICC).
Tình hình căng thẳng tại Myanmar chưa có dấu hiệu hạ nhiệt trong ngày 4/3 khi người biểu tình tuyên bố tiếp tục tuần hành nhằm phản đối cuộc chính biến, quyết tâm gây sức ép để chính quyền quân sự trả tự do cho Nhà lãnh đạo Aung San Suu Kyi.
Phát biểu với hãng tin Reuters ngày 4/3, nhà hoạt động Maung Saungkha cho biết: “Chúng tôi lường trước được nguy hiểm có thể bị bắn và thiệt mạng vì đạn thật, nhưng chúng tôi kiên quyết đấu tranh bằng mọi cách.
Myanmar hôm 3/3 đã chứng kiến ngày bạo lực đẫm máu nhất kể từ cuộc đảo chính hôm 1/2, khi lực lượng an ninh mạnh tay với những người biểu tình phản đối cuộc chính biến.
Theo Đặc phái viên LHQ về Myanmar Christine Schraner Burgener cho biết, 38 người đã thiệt mạng trong ngày 3/3, sau khi cảnh sát nổ súng vào người biểu tình.
Trong khi đó, quân đội Myanmar tuyên bố sẵn sàng đối đầu với các biện pháp trừng phạt và sự cô lập vì cuộc chính biến sau khi LHQ lên tiếng mạnh mẽ về việc trấn áp bạo lực với người biểu tình tại nước này.
Phát biểu với báo giới tại New York, Đặc phái viên Schraner Burgener cho biết, trong cuộc điện đàm với Phó tổng tư lệnh quân đội Myanmar Soe Win, bà cảnh báo rằng quân đội Mynmar có thể đối mặt với các biện pháp mạnh mẽ từ một số quốc gia và bị cô lập nhằm đáp trả cuộc chính biến. Tuy nhiên, bà Burgener đã nhận được câu trả lời từ quan chức quân đội Myanmar rằng họ đã quen với các lệnh trừng phạt và vẫn sống sót.
Được biết, Hội đồng Bảo an LHQ dự kiến sẽ tổ chức một cuộc họp kín trong ngày 5/3 để thảo luận về tình hình căng thẳng tại Myanmar.
Myanmar rơi vào bế tắc chính trị kể từ ngày 1/2 sau khi lực lượng quân đội bắt giữ các lãnh đạo chính phủ, các thủ hiến vùng, bang và các thành viên cấp cao của Đảng Liên đoàn quốc gia vì dân chủ (NLD). Quân đội Myanmar cho rằng có nhiều gian lận trong cuộc bầu cử gần đây, cho dù Ủy ban Bầu cử liên bang Myanmar bác bỏ cáo buộc này./.