Vùng Đông Bắc được đánh giá là khu vực sở hữu hệ thống tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng bậc nhất cả nước, cả về tự nhiên lẫn các giá trị văn hóa, lịch sử, tâm linh.
Tuy nhiên, sức tăng trưởng du lịch vùng Đông Bắc mới chủ yếu tập trung ở những địa phương có lợi thế lớn về thu hút đầu tư du lịch như: Quảng Ninh, Vĩnh Phúc… Các tỉnh còn lại chủ yếu khai thác lợi thế tự nhiên, chưa có chiến lược đầu tư, phát triển du lịch quy mô, bài bản, nên hiệu quả về thu hút khách và doanh thu chưa cao. Năm 2019, trong khi Quảng Ninh đón 14 triệu lượt khách thì Tuyên Quang mới đón được 1,94 triệu lượt khách, Bắc Giang đón 2 triệu lượt khách, Bắc Kạn đón trên 530.000 lượt khách. Đặc biệt, mặc dù TP Hồ Chí Minh được xem là thị trường khách nội địa lớn nhất cả nước, song việc thu hút du khách đến từ thị trường này vẫn bị xem là điểm yếu của vùng Đông Bắc trong nhiều năm qua, do bất lợi về giao thông và thiếu sự liên kết giữa các địa phương để tạo nên sản phẩm du lịch đặc trưng, chuyên nghiệp đủ hấp dẫn đối với du khách đến từ miền Nam. Tại hội nghị, lãnh đạo các tỉnh, thành phố, DN du lịch đã thảo luận về những giải pháp, định hướng mới trong phát triển du lịch tập trung vào các nội dung chính: Công tác quản lý nhà nước về du lịch, phát triển sản phẩm du lịch, quảng bá xúc tiến du lịch.Chương trình liên kết hợp tác phát triển du lịch giữa TP Hồ Chí Minh và các tỉnh Đông Bắc đánh dấu một bước tiến mới trong mối quan hệ giữa tỉnh thành, cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, các Hiệp hội, DN… Cũng qua đây các đơn vị trao đổi thông tin, xây dựng định hướng mới trong phát triển du lịch tại địa phương; khai thác hiệu quả các giá trị tài nguyên du lịch tự nhiên, đa dạng và đặc trưng của vùng cùng hệ thống văn hóa, văn hóa, ẩm thực lịch sử làng nghề, ẩm thực phong phú và phát huy được lợi thế cửa ngõ vùng, cửa ngõ quốc tế, cơ sở hạ tầng du lịch để tăng tỉ lệ khách..để nỗ lực phục hồi ngành du lịch, tăng chỉ tiêu và thời gian lưu trú của du khách, góp phần triển khai chương trình du lịch an toàn.