Đoàn tụ sau 30 năm hy sinh
Trong căn nhà nhỏ hơn 65m2, tại Tổ dân phố 6, thị trấn Hương Khê (Hà Tĩnh) của bà Nguyễn Thị Hợp những ngày này luôn tấp nập người đến thăm hỏi, chia vui, bởi sự trở về bất ngờ của chồng bà, người từng được xác định đã hy sinh cách đây gần 30 năm tại chiến trường Campuchia.
Nhẹ nhàng xoa các vết thương cho chồng, bà Hợp chia sẻ: Ông nhà tôi nhập ngũ từ năm 1976, rồi đi chiến đấu ở chiến trường Campuchia. Năm 1988, ông được về phép cũng là lần cuối vợ chồng được gặp nhau, ít lâu sau khi ông đi, bà nhận được tin chồng hi sinh, cũng là lúc bà đang mang thai đứa con thứ 3 của mình. Từ đó, bà ở vậy nuôi các con khôn lớn, rồi hễ nghe ở đâu có đồng đội của chồng là bà lại đến để tìm kiếm thông tin về phần mộ chồng mình. Trong suốt hành trình đi tìm thông tin về ông Bình, khi mọi sự cố gắng tìm kiếm tưởng chừng sẽ đi vào ngõ cụt thì bất ngờ, đầu năm 2018, anh Trịnh Thanh Hoàng (SN 1985, con trai vợ chồng ông Bình) nhận được thông tin bố mình còn sống ở một bản làng tại Campuchia từ ông Nguyễn Hữu Thọ (Thạch Bàn, Thạch Hà), người đồng đội năm xưa của bố anh. Theo chỉ dẫn, ngày 5/9/2018, anh Hoàng cùng ông Nguyễn Hữu Thọ và 2 người thân đã sang Camphuchia để tìm kiếm. Sau 2 ngày, anh đã tìm gặp được bố mình đang sống tại một buôn làng thuộc vùng hẻo lánh của tỉnh Battambang, Camphuchia.Anh Hoàng cho biết, lúc sang bên Campuchia, qua người phiên dịch, gia đình được biết người dân tộc vùng bản ở tỉnh Battambang kể lại là trước đó năm 1988, trong lúc đi rừng họ phát hiện bố anh trong tình trạng bị bom mìn gây chấn thương nằm hôn mê bất tỉnh. Thấy vậy, nên họ đã đưa về nhà để chữa trị và nuôi bố anh cho đến nay.Sau một thời gian lưu lại tìm hiểu gia cảnh của bố mình, ngày 12/9/2018, anh Hoàng cùng người thân đã đưa được bố mình về quê đoàn tụ với gia đình.Ông Hoàng Quốc Nhã - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND thị trấn Hương Khê, xác nhận: "Sau khi nhận được thông tin trình báo, chính quyền địa phương cũng rất bất ngờ, đây là trường hợp rất hy hữu, chúng tôi cũng thấy mừng cho gia đình. Sau 26 năm gia đình ông Bình nhận giấy báo tử, có hồ sơ đầy đủ, vợ đang hưởng các chế độ vợ liệt sĩ theo quy định của nhà nước đã trở về đoàn tụ cùng vợ con và người thân”.Quên hết người thânSau 30 năm được xác định hy sinh, cũng là chừng ấy thời gian ông Trịnh Thanh Bình phải lưu lạc nơi xứ người để mưu sinh. Sự thiếu thốn trong môi trường sống cũng như sức khỏe ngày một yếu đi vì di chứng từ những vết thương trong các cuộc chiến đấu, từ đó quê hương, người thân cũng dần bị phai mờ trong trí nhớ của ông.
Được biết, sau khi trở về tình hình sức khỏe của ông Bình rất yếu, tai nghe không rõ, nói tiếng Việt khó khăn. Qua câu chuyện ít ỏi thể hiện bằng tiếng Việt của mình, ông Bình đã cho biết, hiện trên cơ thể mình có 2 vết thương do đạn bắn xuyên qua bụng, 2 vết thương xuyên qua mông và đùi, một vết thương do mảnh kim khí của mìn xuyên qua trán.Tâm sự với chúng tôi, anh Trịnh Văn Hoàng chia sẻ, gần 30 năm sống ở vùng hẻo lánh của Campuchia, nên bố tôi chủ yếu chỉ tiếp xúc và giao lưu với người dân tộc bản địa, hầu như không giao tiếp với thế giới bên ngoài. “Hiện tại sức khỏe ông rất yếu, mất đi trí nhớ nên không nhận diện được người thân trong gia đình. Khi đưa bố về, ông đã không nhận ra ai hết vì thế mẹ tôi đã khóc rất nhiều. Từ ngày về đoàn tụ gia đình cho đến nay, bố tôi vẫn đang phải tập nói lại tiếng Việt và tập trung khôi phục trí nhớ vì hầu như ông đã quên hết toàn bộ quá khứ của mình” anh Hoàng cho biết thêm.Theo hồ sơ, liệt sĩ Trịnh Thanh Bình nhập ngũ năm 1976, cấp bậc Trung úy, thuộc đơn vị Đoàn 7704-MT479 - Quân khu 7 làm nhiệm vụ quốc tế tại Campuchia. Ngày 16/7/1988, liệt sĩ Trịnh Thanh Bình được xác định hi sinh tại Campuchia trong trường hợp chiến đấu mất tích. Đến ngày 21/7/1992, Thượng tá Nguyễn Văn Hệ thủ trưởng tỉnh đội Hà Tĩnh đã ký giấy báo tử về sự hi sinh của Trung úy Trịnh Thanh Bình.Trao đổi với phóng viên, bà Nguyễn Thị Như Nguyệt - Trưởng phòng LĐTB&XH huyện Hương Khê cho biết, đơn vị đang hướng dẫn gia đình làm đơn trình báo và gửi báo cáo xuống sở để xin ý kiến chỉ đạo.“Sau khi nắm được thông tin sẽ tạm dừng chi trả chế độ tuất liệt sĩ cho vợ ông Bình. Sau này gia đình có đơn xin xét duyệt chế độ thương binh, bệnh binh thì phòng sẽ hướng dẫn làm thủ tục cần thiết”, bà Nguyệt nói.