Lo ứng phó với tăng tỷ giá

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Giao dịch ngoại tệ tại một chi nhánh HDBank ở Hà Nội. Ảnh: Trần Việt

Sáng 19/8, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) công bố điều chỉnh tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng giữa đồng Việt Nam và USD thêm 1%, và nới lỏng biên độ tỷ giá từ mức +/-2% hiện nay lên +/-3%. Đây là lần thứ ba kể từ đầu năm, NHNN trực tiếp tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng, với tổng mức tăng 3% và là động thái tiếp theo của NHNN trong bối cảnh Ngân hàng T.Ư Trung Quốc muốn phá giá đồng Nhân dân tệ để hỗ trợ nền kinh tế. 

Điều chỉnh để dẫn dắt thị trường

Như vậy, với tỷ giá bình quân liên ngân hàng ở mức 21.890 VND/USD và biên độ tỷ giá +/-3%, thì tỷ giá trần mà các ngân hàng được phép niêm yết là 22.547 VND/USD, tỷ giá sàn là 21.233 VND/USD. Quyết định của NHNN được giới chuyên môn cho rằng không quá bất ngờ. NHNN đã chuyển từ chính sách tĩnh sang chính sách động để phù hợp với những biến động của thị trường tiền tệ. “Từ đầu năm đến nay, NHNN đã hai lần điều chỉnh tỷ giá và một lần nâng biên độ. Tuy nhiên, nếu so với mức độ mất giá của các đồng tiền khác trong khu vực, thì tốc độ giảm giá của VND từ đầu năm đến nay thấp hơn nhiều. Nếu tính từ đầu năm, đồng Ringgit của Malaysia đã mất giá 13%, đồng Rupiah của Indonesia mất giá 10%” - TS Cấn Văn Lực nhận xét.
Giao dịch ngoại tệ tại một chi nhánh HDBank ở Hà Nội.     Ảnh: Trần Việt
Kinhtedothi - Giao dịch ngoại tệ tại một chi nhánh HDBank ở Hà Nội. Ảnh: Trần Việt
Trước đó, nhiều tổ chức tài chính trong nước và quốc tế nhận định, tỷ giá USD/VND còn có thể điều chỉnh trong thời gian tới. Theo dõi diễn biến thị trường kể từ khi NHNN nới biên độ từ +/-1% lên +/-2% (ngày 12/8), giá USD bán ra của các NHTM luôn sát trần hoặc kịch trần. Các dự đoán khác nhau về động thái tiếp theo của NHNN cho rằng, nếu trạng thái kịch trần biên độ, yêu cầu bán ra ngoại tệ can thiệp kéo dài, và tiếng nói của thị trường bị giới hạn ở mức trần, NHNN sẽ tiếp tục linh hoạt các biện pháp điều hành, có
Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh:Gánh nặng nợ công tăng lên 
Năm nay, các con số nợ công và bội chi ngân sách bắt đầu đè nặng lên người dân. Giá trị VND liên tục suy giảm trong thời gian qua có thể làm cho trị giá các khoản dư nợ công bằng ngoại tệ quy đồng Việt Nam tăng lên. Khi tỷ giá VND/USD tăng 1% thì gánh nặng nợ công tăng thêm 10.000 tỷ đồng do 80% nợ nước ngoài của Việt Nam là bằng USD. Việc nợ công đang tiến dần tới ngưỡng cần được chú ý và giám sát chặt chẽ. 
Chuyên gia kinh tế, ngân hàng Lê Xuân Nghĩa:Doanh nghiệp cần thận trọng để đỡ thiệt 
Đa số các quốc gia trên thế giới đều duy trì chính sách đồng tiền biến động theo thị trường, thay vì coi việc neo tỷ giá là thước đo cho sự ổn định của nền kinh tế. Cách điều hành “cam kết, ổn định” không còn phù hợp trước những biến động từ bên ngoài. Trong bối cảnh chính sách tiền tệ và tài khóa được điều hành linh hoạt thì DN cần chủ động ứng phó với mọi tình huống. Đồng thời cơ quan quản lý cần xem xét các gói hỗ trợ khác bù lại.
các công cụ và phương án để chủ động lựa chọn.

Trong 7 tháng đầu năm nay, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam giảm còn 9,5%, từ mức 14% cùng kỳ năm trước. Bởi vậy, giới phân tích đã nhìn nhận động thái nới biên độ tỷ giá của NHNN như một biện pháp để tăng sức cạnh tranh cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, sau khi Trung Quốc mạnh tay phá giá đồng Nhân dân tệ. Trong lần điều chỉnh hôm qua (19/8), NHNN giải thích, tiếp sau sự kiện phá giá mạnh của đồng Nhân dân tệ, tâm lý thị trường trong nước còn nặng nề do lo ngại các hệ lụy của việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) điều chỉnh tăng lãi suất. Nhằm tiếp tục chủ động dẫn dắt thị trường, đón đầu các tác động bất lợi của khả năng Fed điều chỉnh tăng lãi suất trong thời gian tới, NHNN đã quyết định điều chỉnh tỷ giá. “Với việc điều chỉnh tăng 1% tỷ giá bình quân liên ngân hàng và với biên độ +/-3% sau hai lần điều chỉnh vừa qua, tỷ giá đồng Việt Nam có dư địa đủ lớn để linh hoạt trước các diễn biến bất lợi trên thị trường quốc tế và trong nước không chỉ từ nay đến cuối năm mà cả những tháng đầu năm 2016, tạo sự ổn định vững chắc cho thị trường ngoại tệ và đảm bảo khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam” - thông báo của NHNN cho biết.    

Mục tiêu giảm lãi suất khó khăn hơn

Sau quyết định điều chỉnh tỷ giá “kép” của NHNN, giá vàng trong nước đã được đẩy lên rất nhanh. Có thời điểm chỉ trong vòng một tiếng ngày 19/8, giá vàng SJC đã tăng hơn 1 triệu đồng, vượt mức 35 triệu đồng/lượng. Chênh lệch giá bán ra và mua vào ở mức rất cao là 700.000 đồng/lượng. Trên thị trường ngoại tệ, các NH cũng đồng loạt thay đổi bảng giá niêm yết. Tại Vietcombank, tỷ giá mua bán tăng 275 đồng so với ngày trước đó lên 22.280 - 22.380 đồng/USD. Eximbank còn tăng mạnh hơn, lên 22.250 - 22.245 đồng. Techcombank, ACB để giá mua vào ở 22.200 đồng nhưng bán ra ở 22.480 đồng, chỉ thấp hơn 67 đồng/USD so với mức trần cho phép. Trên thị trường tự do, đồng USD đã tăng hơn 100 đồng tại các điểm thu đổi ngoại tệ so với ngày trước đó. Giá tăng nhưng giao dịch chưa nhiều bởi các điểm thu đổi cho biết đây là thời điểm nhạy cảm, người dân và nhà đầu tư chưa vội tham gia mua bán.

Đại diện các NH cho rằng, việc điều chỉnh tăng tỷ giá là thể hiện phản ứng kịp thời của NHNN với thị trường cả bên trong với bên ngoài, một trong những yếu tố rất quan trọng để tạo điều kiện phát triển thị trường tiền tệ ở Việt Nam minh bạch hơn, bền vững hơn. Theo Tổng Giám đốc NH Viettinbank Lê Đức Thọ, sự điều chỉnh trên giúp tỷ giá cân bằng với các yếu tố kinh tế vĩ mô khác, đồng thời giúp thị trường ngoại tệ Việt Nam hoạt động thông thoáng hơn, giúp các NHTM chủ động hơn trong hoạt động kinh doanh…

Dù nhìn nhận động thái điều hành tỷ giá của NHNN linh hoạt với diễn biến kinh tế, song các chuyên gia cho rằng, cần có chính sách ứng phó tiếp theo trong vấn đề nợ công, lạm phát, giá cả và cả hỗ trợ DN. Theo TS Nguyễn Trí Hiếu, việc điều chỉnh tỷ giá mạnh không chỉ ảnh hưởng tới những DN phải nhập khẩu nguyên vật liệu lượng lớn, đây còn là gánh nặng đối với các khoản nợ bằng ngoại tệ của những DN huy động tiền lớn từ USD. Ngoài ra, “Lần điều chỉnh tỷ giá này có thể sẽ khiến lạm phát tăng lên. Khi lạm phát tăng, cơ hội giảm lãi suất sẽ trở nên khó khăn hơn. Bên cạnh đó là tình hình nợ xấu buộc các NH phải duy trì dự trữ bắt buộc, ảnh hưởng tới lợi nhuận cũng như đến điều hành lãi suất” - TS Nguyễn Trí Hiếu nhận định.

Theo tính toán của TS Nguyễn Đức Độ Viện Kinh tế - Tài chính, Học viện Tài chính, khi tỷ giá VND/USD tăng 1% sẽ khiến cho lãi suất huy động tăng khoảng 0,3 - 0,33 điểm phần trăm, còn lãi suất cho vay sẽ tăng khoảng 0,35 - 0,4 điểm phần trăm.