Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Loại vật liệu xây dựng nào được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới?

Kinhtedothi - TS Lê Trung Thành, Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường, Bộ Xây dựng cho biết, các công trình xây dựng tại Việt Nam hiện nay đang sử dụng bê tông làm vật liệu xây dựng là chủ yếu.
Từ ngày 30/10 đến 2/11 tại Hà Nội, Liên đoàn Bê tông châu Á (ACF) và Hội Bê tông Việt Nam tổ chức Hội nghị quốc tế lần thứ 7 (ACF 2016) với chủ đề "Phát triển bê tông bền vững cho hiện tại và tương lai".

Mục tiêu của ACF 2016 là chia sẻ kinh nghiệm và tiếp tục phát triển bê tông bền vững cho các công trình xây dựng.

Theo đánh giá của các chuyên gia, ngành xây dựng có vai trò quan trọng trong việc tạo ra cơ sở kết cấu hạ tầng, nhà ở, đô thị, quyết định đến sự phát triển của đất nước. Trong thời gian qua, ngành xây dựng Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ, góp phần vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Uớc tính hàng năm có khoảng 35 tỷ tấn bê tông được sản xuất trên toàn cầu. Ảnh minh họa
Nhiều công trình có quy mô lớn với yêu cầu kỹ thuật cao, kết cấu bê tông và công nghệ hiện đại đã được thi công xây dựng và đưa vào sử dụng hiệu quả như: Công trình Thủy điện Sơn La; Cụm công trình Cảng Hàng không quốc tế T2 Nội Bài và cầu Nhật Tân tại thủ đô Hà Nội được hoàn thành năm 2015….

TS Lê Trung Thành, Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường, Bộ Xây dựng cho biết, các công trình xây dựng tại Việt Nam hiện nay đang sử dụng bê tông làm vật liệ xây dựng là chủ yếu.

Năm 2015, Việt Nam sản xuất khoảng hơn 75 triệu tấn xi măng (là nguyên liệu chính để sản xuất bê tông). Theo quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 và định hướng đến năm 2030, nhu cầu xi măng của Việt Nam đến năm 2020 là 93 - 95 triệu tấn, đến năm 2030 là 113 - 115 triệu tấn.

Theo đại diện Bộ Xây dựng, việc tăng sản lượng xi măng để phục vụ nhu cầu xây dựng của Nhà nước và người dân cũng đồng nghĩa với việc gia tăng khai thác đá vôi, đất sét là các nguyên liệu chính sản xuất xi măng, đồng thời gây phát thải khí nhà kính trong quá trình nung nguyên liệu chế tạo clinker và các công đoạn sản xuất khác của xi măng. Sản xuất bê tông không chỉ cần xi măng mà đồng thời cát, đá thiên nhiên cũng được khai thác để làm cốt liệu. Việc khai thác các nguyên liệu từ thiên nhiên thực tế có ảnh hưởng đến môi trường sống và sẽ dẫn đến nghiêm trọng nếu công tác khai thác không được thực hiện đúng quy trình kỹ thuật.

Hội nghị Bê tông châu Á lần thứ 7 với chủ đề “Phát triển bê tông bền vững cho hiện tại và tương lai” là Hội nghị quốc tế có uy tín trên thế giới, là diễn đàn quan trọng để các nhà chuyên môn, các đại diện của các cơ quan Chính phủ, các nhà lập pháp, các nhà lãnh đạo, nhà đầu tư, các nhà thầu xây dựng và các tổ chức nghề nghiệp khác chia sẻ các kết quả nghiên cứu và phát triển, các sáng tạo về công nghệ sản xuất và ứng dụng bê tông theo hướng bền vững và các chính sách, quy định liên quan.

Bê tông đã và đang là loại vật liệu xây dựng được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới. Uớc tính hàng năm có khoảng 35 tỷ tấn bê tông được sản xuất trên toàn cầu, sản lượng bê tông tiếp tục có xu hướng tăng lên trong những năm sắp tới. 

Bê tông thường có khối lượng thành phần bao gồm 12% xi măng, 80% cốt liệu cát đá và 8% nước. Điều này có nghĩa là khoảng 4,2 tỷ tấn xi măng, 28 tỷ tấn cát đá và 2,8 tỷ tấn nước được sử dụng hàng năm để chế tạo bê tông.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Thanh Hóa sắp khởi công dự án cáp treo gần 3.000 tỷ đồng lên đỉnh Am Tiên

Thanh Hóa sắp khởi công dự án cáp treo gần 3.000 tỷ đồng lên đỉnh Am Tiên

25 Apr, 08:43 AM

Kinhtedothi – Một công trình hạ tầng du lịch tầm cỡ sắp hiện diện trên đỉnh non thiêng Am Tiên, khi Thanh Hóa vừa phê duyệt dự án khu dịch vụ thương mại và cáp treo với tổng vốn đầu tư gần 3.000 tỷ đồng. Dự án được kỳ vọng không chỉ tạo nên diện mạo mới cho điểm du lịch tâm linh nổi tiếng của huyện Triệu Sơn mà còn mở ra động lực phát triển kinh tế - xã hội mạnh mẽ cho khu vực phía Tây tỉnh.

Ngành xây dựng “nâng chất”, tạo lợi thế cạnh tranh

Ngành xây dựng “nâng chất”, tạo lợi thế cạnh tranh

24 Apr, 09:53 PM

Kinhtedothi - Các chuyên gia trong ngành nhìn nhận, chuyển đổi số không phải là mục tiêu, mà là công cụ để nâng cao năng suất, minh bạch và khả năng thích ứng của ngành xây dựng. Nếu Việt Nam muốn xây dựng hạ tầng tầm khu vực và toàn cầu, thì “xây dựng số” cần đi song hành với “xây dựng cứng”.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ