Lựa chọn cố vấn của ông Trump có thể gây thêm chia rẽ

Lan Hương (Theo Reuters)
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Tổng thống đắc cử Donald Trump, một tỷ phú chưa từng kinh qua vai trò chính trị, đang lựa chọn các thành viên cho nội các và người đứng đầu cơ quan liên bang.

Cựu thị trưởng TP New York Rudy Giuliani đang nổi lên như một ứng viên dẫn đầu cho vị trí Ngoại trưởng Mỹ, hãng tin Reuters trích dẫn một nguồn tin thân cận cho biết. Cũng theo nguồn tin này, John Bolton, cựu Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp quốc (LHQ) cũng đang được cân nhắc cho vị trí ngoại giao hàng đầu quốc gia.
Cựu thị trưởng TP New York Rudy Giuliani (trái) có thể trở thành Ngoại trưởng Mỹ. 
Giuliani trở thành một trong những cố vấn thân thiết nhất của ông Trump trong suốt chiến dịch tranh cử, có vai trò như người bào chữa mạnh mẽ nhất trên các chương trình tin tức truyền hình. Ông Giuliani cũng được đề cập như một ứng viên cho Bộ trưởng An ninh nội địa hoặc Bộ trưởng Tư pháp.
Ông Trump khẳng định, để tránh xung đột lợi ích, các con ông sẽ điều hành hoạt động kinh doanh trong khi ông giữ chức Tổng thống. Vì theo luật pháp liên bang, ông Trump không được chỉ định thành viên trong gia đình giữ các chức vụ trong chính quyền.
Tuy nhiên, đảng Dân chủ, các nhóm dân sự và thậm chí một số đảng viên đảng Cộng hòa đã chỉ trích việc ông Trump chọn ông Bannon làm cố vấn chính, cho rằng, điều này sẽ đưa một nhà hoạt động da trắng theo chủ nghĩa dân tộc trở thành quan chức cấp cao ở Nhà Trắng.
Hôm Chủ nhật, ông Trump đã chỉ định Bannon làm cố vấn trưởng trong khi ông Reince Priebus làm Chánh văn phòng.
Ông Bannon, lựa chọn gây tranh cãi của ông Trump.

Việc lựa chọn ông Priebus được xem là dấu hiệu cho thấy ông sẽ hợp tác với Quốc hội. Tuy nhiên, các chỉ trích tập trung vào quyết định chọn ông Bannon - người vốn theo chủ nghĩa dân tộc, bài ngoại- làm chiến lược gia trưởng của ông Trump.
Theo lãnh đạo đảng Dân chủ ở Hạ viện Nancy Pelosi, việc chỉ định ông Bannon là tín hiệu cảnh báo rằng, ông Trump sẽ tiếp tục theo đuổi các cam kết bài nhập cư vốn gây chia rẽ trong chiến dịch tranh cử của mình.
Thậm chí, các đảng viên của đảng Cộng hòa cũng phản đối lựa chọn này. Evan McMullin - thành viên đảng Cộng hòa đã gọi ông Bannon là một người có tư tưởng bài Do Thái. Còn John Weaver, chiến lược gia hàng đầu của Thống đốc bang Ohio John Kasich thuộc đảng Cộng hòa mô tả, lựa chọn này như một bước phân biệt chủng tộc và cực tả đến Phòng Bầu Dục. “Nước Mỹ hãy cẩn trọng”, ông viết trên trang cá nhân.
Sau các chỉ trích, hô, 14/11, ông Priebus đã lên tiếng bảo vệ tân cố vấn của Tổng thống đắc cử. Ông Priebus đảm bảo, ông Bannon là một cựu sĩ quan hải quân khôn ngoan và sẽ không mắc phải quan điểm cực đoan hay phân biệt chủng tộc mà dư luận chỉ trích.
Tuy nhiên, bất chấp các thanh minh, tình hình chia rẽ trong xã hội Mỹ đã ngày một trầm trọng kể từ sau khi có kết quả cuộc bầu cử.
Cảnh sát ở New York cho biết, đã có sự gia tăng tội phạm liên quan đến người nhập cư và da màu. Phương tiện truyền thông địa phương cũng đưa tin, hàng trăm sinh viên đã biểu tình phản đối ông Trump ở Silver Spring, Maryland và Đại học Washington ở Seattle.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần