80 năm cách mạng tháng 8 và Quốc Khánh
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) hoàn thiện các quy định, chính sách gì?

Kinhtedothi- Luật Các tổ chức tín dụng 2024 được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5, tập trung hoàn thiện các quy định, chính sách tổ chức, quản trị, điều hành, quản lý rủi ro của tổ chức tín dụng; hạn chế thao túng, chi phối hoạt động của tổ chức tín dụng…

Dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) là dự án luật khó trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV. Dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) đã thảo luận qua 2 kỳ họp của Quốc hội, song vẫn còn một số vấn đề chưa đạt được sự đồng thuận cao. Do Dự Luật có liên quan đến rất nhiều lĩnh vực, có tác động lớn đến nền kinh tế và đời sống của người dân, cần áp dụng quy trình đặc biệt, chưa có tiền lệ để xem xét thật thấu đáo mọi mặt, Quốc hội khóa XV đã quyết định chưa thông qua Dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi). Quyết định này của Quốc hội đã nhận được sự đồng tình, ủng hộ cao của dư luận xã hội, thể hiện tinh thần cẩn trọng, có trách nhiệm của Quốc hội.

Ngay sau Kỳ họp thứ 6, các cơ quan đã nỗ lực cao nhất để hoàn thiện Dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi), trình Quốc hội tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5 nhằm kịp thời đáp ứng yêu cầu của thực tiễn và mong mỏi của người dân.

Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024 được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV trên tinh thần cẩn trọng, kỹ lưỡng, bảo đảm yêu cầu cơ cấu lại hệ thống tổ chức tín dụng theo chủ trương của Đảng, nghị quyết của Quốc hội; bảo đảm nguyên tắc thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; có tính kế thừa; bảo đảm tính thống nhất trong hệ thống pháp luật, phù hợp với chuẩn mực kế toán và thông lệ quốc tế; tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức tín dụng; tăng khả năng chống chịu của hệ thống tổ chức tín dụng; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát ngân hàng. Luật gồm 15 chương và 210 điều, tăng 5 chương và 47 điều so với Luật Các tổ chức tín dụng hiện hành.

Trong đó, Luật tập trung hoàn thiện các quy định, chính sách:

Thứ nhất, tổ chức, quản trị, điều hành, quản lý rủi ro của tổ chức tín dụng; ngăn ngừa, hạn chế thao túng, chi phối hoạt động của tổ chức tín dụng thông qua các quy định như: tiêu chuẩn, điều kiện chặt chẽ đối với người quản lý, người điều hành tổ chức tín dụng; tăng cường nhiệm vụ, quyền hạn đối với Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát của tổ chức tín dụng; mở rộng quy định người có liên quan của một số loại hình tổ chức tín dụng, giảm tỷ lệ sở hữu cổ phần của cổ đông là tổ chức của tổ chức tín dụng, giảm giới hạn cấp tín dụng theo lộ trình cụ thể; tăng cường công khai, minh bạch thông tin.

Thứ 2, hoạt động của tổ chức tín dụng vừa đáp ứng yêu cầu về bảo đảm an toàn hoạt động vừa tạo điều kiện để tổ chức tín dụng cung ứng các sản phẩm, dịch vụ đa dạng, bao gồm cả cung ứng qua phương tiện điện tử; bổ sung quy định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng.

Thứ 3, tổ chức và hoạt động của ngân hàng chính sách nhằm khẳng định địa vị pháp lý, tạo điều kiện cho sự phát triển của các ngân hàng này.

Thứ 4, xử lý tổ chức tín dụng yếu kém như quy định về can thiệp sớm, kiểm soát đặc biệt, cho vay đặc biệt tổ chức tín dụng trên cơ sở nâng cao tính tự chịu trách nhiệm của tổ chức tín dụng, bảo đảm sự an toàn, lành mạnh của hệ thống tổ chức tín dụng.

Thứ 5, xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm trên cơ sở luật hóa một số nội dung phù hợp tại Nghị quyết số 42/2017/QH14 của Quốc hội.

Thứ 6, quản lý nhà nước, thanh tra, kiểm tra, giám sát trong lĩnh vực ngân hàng.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Thủ tướng: Tháo gỡ vướng mắc cho gần 3.000 dự án tồn đọng với tinh thần '6 rõ'

Thủ tướng: Tháo gỡ vướng mắc cho gần 3.000 dự án tồn đọng với tinh thần '6 rõ'

17 Jul, 11:16 PM

Kinhtedothi - Chiều 17/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị toàn quốc sơ kết, đánh giá kết quả thực hiện việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án, đất đai theo Kết luận số 77-KL/TW ngày 2/5/2024 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 170/2024/QH15 ngày 30/11/2024 của Quốc hội và triển khai ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án tồn đọng trên phạm vi cả nước.

Tỉnh Hưng Yên: tháo gỡ vướng mắc trong giải quyết thủ tục hành chính cấp xã

Tỉnh Hưng Yên: tháo gỡ vướng mắc trong giải quyết thủ tục hành chính cấp xã

17 Jul, 05:23 PM

Kinhtedothi - Sáng 17/7, UBND tỉnh Hưng Yên tổ chức hội nghị tháo gỡ khó khăn, vướng mắc; hướng dẫn, giải đáp việc tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính, đặc biệt là các thủ tục hành chính về đất đai cấp xã tại UBND và Trung tâm Phục vụ hành chính công (TTPVHCC) cấp xã trên địa bàn tỉnh.

Cần Thơ phân công nhiệm vụ Thường trực Thành ủy

Cần Thơ phân công nhiệm vụ Thường trực Thành ủy

17 Jul, 05:21 PM

Kinhtedothi - Thành ủy Cần Thơ vừa có thông báo về việc phân công nhiệm vụ thường trực Thành ủy, ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ TP nhiệm kỳ 2020 - 2025 phụ trách, chỉ đạo các cấp ủy, cơ quan, đơn vị, địa phương.

Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật đảng viên vi phạm

Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật đảng viên vi phạm

17 Jul, 03:57 PM

Căn cứ nội dung, tính chất, mức độ, hậu quả, nguyên nhân vi phạm; theo quy định của Đảng về kỷ luật đảng viên vi phạm, Bộ Chính trị quyết định thi hành kỷ luật Cảnh cáo đồng chí Đỗ Đức Duy và trình Ban Chấp hành Trung ương Đảng xem xét, xử lý kỷ luật đồng chí Nguyễn Thị Kim Tiến theo thẩm quyền.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ