Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Lung linh những ánh lửa đón giao thừa

Kinhtedothi – Hằng năm, vào đêm giao thừa tại nhiều địa phương trên cả nước, để đón mừng năm mới người dân có tục đốt lửa với mong muốn xua đuổi những xui xẻo, tà khí và đón tài lộc vào nhà.

Tỉnh Bình Phước là một trong nhiều địa phương mà người dân có tục đốt lửa đón giao thừa. Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, tại khu vực cánh đồng Tày - nơi tập trung đồng bào Tày, Nùng sinh sống ở 2 xã Tân Phước và Đồng Tiến (huyện Đồng Phú), từ cuối buổi chiều 29 Tết nhiều gia đình đã dựng củi thành đống và đặt trước nhà hoặc trong vườn nhà, chờ đến thời khắc chuẩn bị đón giao thừa để đốt.

Clip: Đốt lửa đón giao thừa.

Anh Bế Quyết Chiến chuẩn bị đống củi để đốt đón giao thừa.  
Một người dân xã Tân Phước (huyện Đồng Phú) chuẩn bị củi để đốt đón giao thừa. 

Anh Bế Quyết Chiến (người dân tộc Tày, ngụ đội 1, ấp Suối Đôi, xã Đồng Tiến) chia sẻ, tục đốt lửa đón giao thừa có từ rất lâu, người ta thường đốt lửa từ 10-15 phút trước thời khắc giao thừa, ngọn lửa sẽ cháy khoảng 30 phút. Sau khi đốt lửa đón giao thừa xong, cả gia đình mới vào nhà quây quần bên bữa ăn đầu tiên của năm mới.

Nhà nào có nhiều củi thì chất thành đống to để đốt.
Việc xếp củi để đốt đón giao thừa được chuẩn bị từ buổi chiều cuối năm.

Ông Nông Văn Thuộc (người dân tộc Nùng) cho biết: “Quê tôi ở tỉnh Cao Bằng, gia đình vào Bình Phước lập nghiệp từ mấy chục năm qua. Việc đốt lửa đón giao thừa ngoài ý nghĩa nhằm xua đuổi tà khí, những điều không may trong năm, còn để cầu mong sức khỏe cho gia đình và đón tài lộc vào nhà trong năm mới. 

Lửa được đốt trước thời khắc giao thừa khoảng 15 phút.
Đốt lửa đón giao thừa với mong muốn gia đình luôn mạnh khỏe, tài lộc vào nhà, xua đuổi những điều xui xẻo.
Nhiều gia đình cùng đứng nhìn ngọn lửa của nhà mình với điều ước an lành trong năm mới.

Đồng thời, việc đốt lửa còn thể hiện mong muốn có được sự ấm áp trong thời khắc chuyển giao năm cũ và năm mới, vì vào những ngày cuối năm thời tiết rất lạnh, nhất là ở vùng núi cao”.

Do chỉ có 1 lần trong năm, nên nhiều gia đình chụp ảnh bên ngọn lửa đón giao thừa để làm kỷ niệm. 
Việc đốt lửa đón giao thừa không phân biệt nam hay nữ.
Khi ngọn lửa đón giao thừa đốt lên, gia chủ vẫn đứng canh cho đến khi cháy hẳn. 

Cũng theo ông Thuộc, trước kia ở TP Đồng Xoài (tỉnh Bình Phước) cũng có nhiều gia đình đốt lửa đón giao thừa. Nhưng khi đô thị phát triển, nhà sát nhau, do để đảm bảo an toàn phòng cháy nên chỉ có những khu vực dân cư còn thưa thớt mới giữ tục này.

Kỹ sư bỏ phố về quê lập nghiệp từ... nuôi chim

Kỹ sư bỏ phố về quê lập nghiệp từ... nuôi chim

TP Hồ Chí Minh: thêm một dòng kênh trở lại màu xanh

TP Hồ Chí Minh: thêm một dòng kênh trở lại màu xanh

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Khu di tích quốc gia đặc biệt Kim Liên, tỉnh Nghệ An: nhiều hoạt động ý nghĩa trong những ngày tháng Tư lịch sử

Khu di tích quốc gia đặc biệt Kim Liên, tỉnh Nghệ An: nhiều hoạt động ý nghĩa trong những ngày tháng Tư lịch sử

24 Apr, 06:27 PM

Kinhtedothi - Hướng tới Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Khu di tích quốc gia đặc biệt Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An tổ chức nhiều hoạt động lớn và đón lượng du khách lớn đến dâng hương, dâng hoa và tri ân Chủ tịch Hồ Chí Minh. 

Bến Tre phát huy tinh thần "Đồng khởi mới", vươn lên mạnh mẽ

Bến Tre phát huy tinh thần "Đồng khởi mới", vươn lên mạnh mẽ

24 Apr, 03:27 PM

Kinhtedothi - Ngày 24/4, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ VN tỉnh Bến Tre long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025); 50 năm Ngày Giải phóng tỉnh Bến Tre (1/5/1975 - 1/5/2025); 139 năm Ngày quốc tế Lao động và trao tặng Giải thưởng Nguyễn Đình Chiểu.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ