Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Lý do khiến Nga đề xuất thành lập tổ chức “OPEC ngũ cốc”

Nguyễn Phương (Theo RT)
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Theo Phó Thủ tướng Nga Andreassey Gordeyev, việc thành lập một tổ chức tương tự OPEC cho các nước xuất khẩu ngũ cốc nhằm đảm bảo sự ổn định của thị trường ngũ cốc và điều phối giá mặt hàng nông sản này.

Trước đó, Phó Thủ tướng Nga Andreassey Gordeyev đã đưa ra đề xuất thành lập một tổ chức các quốc gia xuất khẩu ngũ cốc tương tự như Tổ chức Các nước Xuất khẩu dầu mỏ (OPEC).
Nga cho rằng việc thành lập một tổ chức tương tự OPEC cho các nước xuất khẩu ngũ cốc nhằm đảm bảo sự ổn định của thị trường ngũ cốc thế giới. 
Theo Phó Thủ tướng Andreassey Gordeyev, đề xuất thành lập một tổ chức tương tự OPEC dành cho các nhà xuất khẩu ngũ cốc trên thế giới nhằm đảm bảo sự ổn định của thị trường ngũ cốc, điều phối giá mặt hàng nông sản này và giải quyết vấn đề thiếu hụt lương thực toàn cầu.
Ý tưởng này đã được Phó Thủ tướng Gordeye nêu ra trong cuộc họp gần đây với Bộ trưởng Nông nghiệp và Thực phẩm Đức Julia Klockner và Bộ trưởng, Chủ tịch của North Rhine-Westphalia Armin Laschet, bên lề ANUGA-2019 - hội chợ thương mại quốc tế về thực phẩm và đồ uống, tại Cologne, Đức.
Theo Phó Thủ tướng Gordeyev, tổ chức tương lai “OPEC ngũ cốc” có thể bao gồm Nga, Liên minh châu Âu, Mỹ, Canada, Argentina, và một số quốc gia khác. Ông Gordeyev cũng đề nghị thảo luận về việc hợp tác giữa các nhà xuất khẩu ngũ cốc lớn nhất thế giới trong cuộc triển lãm Tuần lễ xanh sắp tới ở Berlin.
Theo báo cáo mới nhất, sản xuất nông nghiệp của Nga đã tăng 20% trong 5 năm qua. Dự kiến, sản lượng ngũ cốc của Nga ​​trong năm nay sẽ tăng 5%, lên mức 118 triệu tấn, bao gồm khoảng 78 triệu tấn lúa mì.
Trong những năm gần đây, Nga đã chiếm được hơn 50% thị trường lúa mì toàn cầu, đồng thời trở thành nhà xuất khẩu ngũ cốc lớn nhất thế giới, nhờ sản lượng thu hoạch tăng mạnh và giá cả hấp dẫn. Thị phần lúa mì của Nga trên thị trường toàn cầu đã tăng gấp 4 lần kể từ đầu những năm 2000.
Tổng thống Vladimir Putin cho biết Nga hiện đảm bảo sự độc lập của mình trên thị trường lúa mì toàn cầu. Tổng thống Putin dự đoán doanh thu xuất khẩu nông nghiệp của Nga sẽ tăng gấp đôi vào năm 2024 và đạt giá trị 45 tỷ USD.