Lý giải động thái phá giá nội tệ của Trung Quốc

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Hôm nay (11/8), Trung Quốc chính thức phá giá đồng Nhân dân tệ (NDT) trong bối cảnh xuất khẩu thụt lùi, cho phép đồng tiền này giảm mạnh nhất trong vòng một thập kỷ qua.

Theo đại diện Ngân hàng T.Ư Trung Quốc (PBoC), đây là động thái định hướng thị trường cho hệ thống tỷ giá. Trong những tháng gần đây, việc đồng NDT mạnh lên so với USD đã khiến hàng hóa xuất khẩu từ Trung Quốc trở nên đắt đỏ, đe dọa hàng chục triệu nhân công thất nghiệp.
Ngày 11/8, PBoC thiết lập lại mức tỷ giá cơ sở thấp hơn ngày hôm qua 1,9% - mức điều chỉnh lớn nhất trong hơn 1 thập kỷ qua
Ngày 11/8, PBoC thiết lập lại mức tỷ giá cơ sở thấp hơn ngày hôm qua 1,9% - mức điều chỉnh lớn nhất trong hơn 1 thập kỷ qua.
Hiện tại cơ chế “thả nổi có kiểm soát”, cho phép tỷ giá được dao động với biên độ 2% quanh mức PBoC thiết lập từ ngày giao dịch trước đó. Điều này cho phép tỷ giá tăng giảm theo mức cầu và cung của thị trường, khác với USD hay Euro được tự do giao dịch. Hầu hết các quốc gia khác điều chỉnh tỷ giá dựa trên một đồng tiền mạnh như USD để tránh mức dao động quá lớn ảnh hưởng nền kinh tế.

Ngày 11/8, PBoC thiết lập lại mức tỷ giá cơ sở thấp hơn ngày hôm qua 1,9% - mức điều chỉnh lớn nhất trong hơn 1 thập kỷ qua. Động thái này được đại diện PBoC lý giải do đồng nội tệ Trung Quốc đã tăng giá mạnh trong thời gian qua trong khi những yếu tố thị trường cho thấy xu hướng ngược lại. Đồng NDT bị đẩy cao do ảnh hưởng từ USD tăng cao, trong bối cảnh các đồng tiền khác giảm, các nhà xuất khẩu Trung Quốc đã chịu ảnh hưởng nặng nề và PBoC không thể làm ngơ trước tình hình này.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần