Đối với mai vàng ở Huế được trồng theo 2 cách: Mai trồng ngoài đất thì chủ yếu chơi lấy tán cành lá đủ tỏa đều là được, riêng cây mai trồng chậu thì công phu hơn rất nhiều. Đối với mai trồng chậu ở Huế thì trên 8-10 năm mới được cho là tạm chơi được những cây chơi ổn thường có tuổi đời trên 30 năm mới được đem đi trưng bày ở các cuộc trưng bày hoặc hội chợ xuân hàng năm.
Mai vàng ở Huế đã đem lai kế sinh nhai của nhiều nhà vườn nhờ thú chăm cây kiểng nói chung và cây mai vàng nói riêng, đối với những nhà vườn ở ven ngoại ô thành phố thì với diện tích rộng thường trồng mai con để bán lại cho những người có nhu cầu mua về trồng chậu cũng như về trồng ngoài đất, cứ thường mọi năm khi những cây mai đã tàn hoa và kết trái là lúc những người trồng mai đất họ tìm những cây mai có hoa đẹp khỏe mua lại hạt để về ươm trồng cây con. Sau khi làm hố để ươm cây (giá thể họ ủ giá thể bao gồm trấu, sơ dừa, vỏ đậu phộng theo tỉ lệ 1 khối với 1 kg chế phẩm vi sinh Trichoderma có tên thương mại Bima của Công ty CP Bình Điền - MeKong) khi cây con đã lên kết hợp bón phân hữu cơ cho cây bằng phân hữu cơ Đầu Trâu HCMK7 (loại 1kg và 5kg) theo định kỳ 10 ngày 1 lần cho 3 lần bón đầu tiên để ổn định bộ rễ cho cây mai con sau 1 tháng nhà vườn thường chuyển sang dùng các sản phẩm chuyên dùng NPK thường thì dùng 03 sản phẩm như: NPK 17-15-7+TE, Đầu trâu Đa năng (NPK 17-12-7), NPK 30-10-10… dùng để hòa tưới với tỉ lệ 1kg cho 200-400 lít nước thời gian bón cách nhau 15 ngày.
Đối với giai đoạn này lá mai còn non nên sâu ăn lá rất nhiều nên nhà vườn thường chú ý đến bơm thuốc sâu trị sâu ăn lá với sản phẩm Đầu Trâu Bi-sad 30EC với chai 50ml dùng cho 2 bình bơm 20 lít đặc trị sâu ăn lá hiệu quả rất được nhà vườn tin dùng và là thuốc gốc Sinh học nên an toàn cho người sử dụng. Thường thì mai này sau 1 năm thì có thể xuất bán ra thị trường với cây từ 30-100 nghìn đồng/cây tùy vào cây khỏe hay có bộ rễ đẹp mà giá trị khác nhau, thu nhập của nhà vườn khá ổn do đầu tư thu lại nhanh.
Nhưng đối với nhà vườn trong thành phố diện tích nhỏ thì ưu tiên trồng mai chậu, với mai chậu thì quy trình và thời gian đầu tư cho một cây mai trồng chậu khá dài và mang tính chất chơi trước còn kinh doanh và nhu cầu làm kinh tế chưa được đặt ra vì cây mai trồng ở chậu cả 10 năm trở lên mới có giá trị, nên mục tiêu khó xác định hơn. Riêng khâu chọn giống để trồng đã là một vấn để nhà vườn bỏ công đi tuyển chọn hạt giống rất công phu các cây có mặt hoa đẹp, bộ lá khỏe để về ươm trong chậu nhựa. Để tạo ra một cây mai cho vào chậu thời gian ít nhất trên 3 năm nhằm tạo bộ rễ đẹp (bộ đế) và tán phù hợp, trong quá trình 3 năm này thì giá thể đưa vào chậu vẫn là vỏ trấu, sơ dừa, vỏ đậu phộng đã qua sơ chế và sản phẩm vi sinh Bima (Trichoderma) của Bình Điền - MeKong và quá trình chăm sóc cũng tương tự như trồng mai ngoài đất, bên cạnh đó trồng trong chậu nhà vườn có sử dụng tưới (phun) qua lá sản phẩm Đầu Trâu MK 501 tưới (phun) qua lá với chu kì 7-10 ngày/lần nhằm cho cây phát triển tốt hơn.
Ngoài ra với mai trồng chậu qua diện tích nhỏ nên đối tượng Bọ trĩ tấn công và phát triển nhanh nên nhà vườn thường phun phòng đối tượng này rất kĩ như lá non mới ra nhà vườn dùng sản phẩm Imburad 300WP của Bình Điền - MeKong với gói 20g phun cho bình phun 20 lít hiệu quả cao với đối tượng chích hút này nhằm bảo vệ bộ lá khỏi bị mo và cháy lá. Sau 3 năm thì nhà vườn thường đưa vào chậu xi măng để chăm nhằm thúc đẩy bộ rễ (bộ đế) cũng như tạo tán bằng cách cắt tỉa uốn cành cho hợp lý, kỹ thuật này tùy vào từng cây và tùy vào ý muốn của nhà vườn mà mỗi nhà vườn có một cách tạo bộ đế và tán riêng. Trong quá trình này, giai đoạn vào chậu chủ yếu sử dụng HCMK7 1kg và 5kg bên cạnh đó nhà vườn thường tưới gốc giai đoạn đầu mới thay chậu bằng sản phẩm MK Roots (ĐT MK 001) loại 100g và ra rễ nước Super Roots (ĐT MK Phomic) loại 100ml… các của Công ty CP Bình Điền - MeKong. Sau thời gian trên một tháng nhà vườn thường sử dụng các sản phẩm NPK Đầu Trâu như: NPK 17-15-7+TE, Đầu trâu Đa năng (NPK 17-12-7), NPK 30-10-10…
Năm thứ 4-5 thường nhà vườn quan tâm đến tạo tán và bộ đế, bước qua năm thứ 6 trở đi nhà vườn ngoài việc quan tâm đến bộ đế, bộ tán thì bắt đầu chăm thêm việc tạo mầm hoa thường đến giai đoạn tháng 7 âm lịch nhà vườn thường kích tạo mầm hoa bằng các sản phẩm phân bón Đầu trâu như: NPK 15-7-17+TE; NPK 15-15-15; NPK 20-20-15; D.A.P… bên cạnh tưới hoặc bón qua gốc thì nhà vườn thường dùng Đầu Trâu MK 701; Siêu Kali; NPK 6-30-32… phun qua lá nhằm giúp phân hóa mầm hoa được tốt hơn. Giai đoạn này nắng nóng cây mai hay bị bệnh nấm hồng và than thư lá nhà vườn thường dùng sản phẩm Validad 100SL của Bình Điền - MeKong trị nấm hồng và sản phẩm Prodifad 300EC để đặc trị bệnh thán thư lá cho cây Mai.
noKhác với mai vàng trong Miền Nam thì cây mai vàng ở Huế thời gian trảy lá thường 40-50 ngày trước tết nguyên đán, tuy theo tình hình thời tiết để trảy sớm hay muộn (nếu nắng thì khoản 40 ngày nếu mưa lạnh kéo dài thì 50 ngày) trên đây là quá trình chăm sóc cây mai vàng ở Huế.