Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Mặn nghĩa thuỷ chung, tình người Bạc Liêu với muối

Kinhtedothi – Trải qua hơn trăm năm, nghề làm muối ở Bạc Liêu trải qua nhiều thăng trầm, gian nan, nhọc nhằn...đã được công nhận là di sản phi vật thể từ năm 2020.
Ghe lái thương hồ thu mua muối ở Đông Hải Bạc Liêu (tư liệu).

“…Chạnh lòng thấy muối long đong

Làm sao hạt muối thành công hỡi người?

Chỉ bằng hợp tác mà thôi,

Để cho hạt ngọc sáng ngời vươn xa.”

Ông Phạm Văn Thiều, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu đã chia sẻ lòng mình với diêm dân tại lễ Khai mạc Festival Muối Việt Nam – Bạc Liêu 2025 vào tối 6/3/2025.

Nói đến muối, là nghĩ đến Bạc Liêu

Một người bạn ở xa từng ở chung đơn vị cũ của người viết bài nằng nặc phải kiếm cho được "thằng" Vũ "muối"- người bạn đã xa cách gần 40 năm. Gặp nhau vui vẻ, cả nhóm mới nhắc lại vì sao có cái biệt danh "mặn" như vậy.  

Hồi bao cấp, bữa ăn của đơn vị rất khó khăn, mâm cơm có 6 người nhưng chỉ vài lát thịt nọng heo mỏng dính kho với củ cải. Để dễ ăn, người bạn tên Vũ quê ở Bạc Liêu lúc nào cũng kè kè lọ muối tiêu (muối trắng rang với tiêu) để rắc lên cơm. Lâu dần các tiểu đội khác ăn thử thấy ngon nên xin, Vũ hào phóng cho hết và tuyên bố: “Quê tao cái gì cũng thiếu, nhưng muối thì không.” Cái tên Vũ "muối" có từ đó, đến tận bây giờ dù đã là cán bộ có tuổi, nếm đủ món ngon, nhưng trên mâm cơm của Vũ "muối" bao giờ cũng phải có muối tiêu hoặc muối ớt.

Hạt muối đã in sâu vào tâm thức của người Bạc Liêu, gắn liền với cuộc sống và mưu sinh của hàng ngàn diêm dân (Hoàng Nam).

Nhắc đến muối, người Bạc Liêu luôn tự hào về một gia vị quen thuộc không thể thiếu trong đời sống hàng ngày, nhưng "chất" khác biệt bởi vùng đất đã làm ra nó. Không hẳn là nơi sản xuất ra loại muối tinh khiết đậm đà rất riêng, mà còn vì nghề muối nơi đây đã có trăm năm trước, trên mảnh đất nhiều nắng gió này. Di sản nghề muối đã tạo nên thương hiệu muối Ba Thắc, muối Bạc Liêu, muối Long Điền… vang danh khắp Nam Kỳ lục tỉnh và Đông Dương. Từng được Thực dân Pháp xem là vùng nguyên liệu chính cung cấp muối cho các thị trường trong ngoài nước lúc bấy giờ.

Người Bạc Liêu, ai cũng tự hào về hạt ngọt đậm vị mặn của biển phù sa quê mình (Hoàng Nam)

Bao đời nay, dù vất vả, thậm chí không ít lần trắng tay nhưng diêm dân Bạc Liêu vẫn "chung tình" với muối. Người dân xứ này thương hạt muối, gắn bó sâu nặng với muối, như soạn giả Ngô Hồng Khanh thể hiện qua những lời ca trong bài vọng cổ Biển cạn: “Muối Long Điền mặn nghĩa thủy chung”; “Cá kèo kho muối Bạc Liêu, lấy chồng quê biển thêm yêu Gành Hào.”

Lòng người Bạc Liêu trong Festival nghề Muối Việt

Festival nghề Muối Việt Nam - Bạc Liêu năm 2025 "Hành trình 100 năm nghề muối - Đời người" với chủ đề "Nâng tầm giá trị hạt muối Việt Nam", đã chính thức khai mạc tối 6/3.2025. Festival được tổ chức nhằm tôn vinh nghề muối truyền thống, nâng cao giá trị hạt muối của Việt Nam nói chung và Bạc Liêu nói riêng. 

Du khách bên cây đàn kìm cách điệu làm từ muối (Hoàng Nam).

Một trong những điểm nhấn là mô hình cây đàn kìm cách điệu cao hơn 4m, ngang 3,5m được làm từ 500kg muối đã được ban tổ chức cho lắp đặt ngay bên trong cổng chào chính. Đây có thể xem là mô hình cây đàn kìm làm bằng muối "độc nhất vô nhị" cho đến nay, được chế tác bởi cựu giáo viên Hồ Chí Ân, là thợ điêu khắc mỹ thuật ở huyện Đông Hải (tỉnh Bạc Liêu). Theo anh Ân, anh và nhóm thợ đã mất hơn 40 ngày từ khâu lên ý tưởng, thiết kế, thí nghiệm và chế tác mới thành công mô hình cây đàn kìm này.

Bức phù điêu từ 300 kg muối của anh Ân được đặt ngay trên ruộng muối Đông Hải (Hoàng Nam).

Khi cây đàn kìm được chính thức trưng bày tại quảng trường từ ngày 4/3/2025, có rất đông người dân đến chụp ảnh lưu niệm và dành lời khen ngợi cho tác phẩm độc đáo này. "Tôi là người con quê xứ muối ở Bạc Liêu. Dịp festival nghề muối lần đầu tiên tổ chức ở quê hương nên tôi muốn góp chút công sức" - anh Ân chia sẻ.

Tác giả Hồ Chí Ân bên tác phẩm cây đàn kìm bằng muối của mình (Hoàng Nam)

Sau thành công với cây đàn kìm bằng muối, anh tiếp tục gây ấn tượng khi tạo thêm bức tranh "Vươn khơi đón ánh bình minh" từ hạt muối ngay trên cánh đồng muối thuộc địa bàn xã Long Điền Đông, huyện Đông Hải. Nổi bật của bức tranh là hình ảnh đoàn thuyền đang ra khơi, trong đó có một thuyền lớn mang logo "Festival Muối Việt Nam - Bạc Liêu năm 2025" ở giữa. Góc bên phải là tia nắng mặt trời mang ý nghĩa con thuyền đang ra khơi hướng đến ánh sáng rực rỡ, kỳ vọng tương lai tốt đẹp. Cùng với đó, là những sản vật của biển, như: tôm, cua, cá…Nhiều du khách đến tham quan làng muối ở Đông Hải, đã vô cùng thích thú với bức phù điêu từ muối của anh Ân.

Du khách tạo dáng bên núi muối 100 tấn tại Festival (Hoàng Nam).

Anh Trần Chí Cường, một du khách ở TP HCM ngạc nhiên nói: “Cây đàn kiềm đại diện cho quê hương bản Dạ cổ hoài lang, được làm từ hạt muối nổi tiếng của Bạc Liêu, hay bức phù điêu từ muối là một ý tưởng sáng tạo rất khó thực hiện. Phải những người có tâm, thực sự có tình yêu với quê hương, với hạt muối Bạc Liêu mới có thể làm thành công như vậy.”

 

Bạc Liêu là một trong những tỉnh có sản lượng muối lớn của cả nước, không chỉ góp phần đáng kể vào thu nhập của diêm dân mà còn tạo nên nét đặc trưng văn hóa riêng biệt cho Bạc Liêu. Cuối tháng 9/2020, nghề làm muối ở Bạc Liêu đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Muối Bạc Liêu trong ẩm thực Việt

Muối Bạc Liêu trong ẩm thực Việt

Khai mạc Festival nghề Muối Việt Nam – Bạc Liêu 2025

Khai mạc Festival nghề Muối Việt Nam – Bạc Liêu 2025

Thăng trầm nghề muối

Thăng trầm nghề muối

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tỉnh Vĩnh Phúc thống nhất tên gọi xã, phường sau sắp xếp 

Tỉnh Vĩnh Phúc thống nhất tên gọi xã, phường sau sắp xếp 

26 Apr, 07:46 AM

Kinhtedothi - Chiều 25/4, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Phúc tổ chức Hội nghị cho ý kiến dự thảo Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về điều chỉnh tên gọi đơn vị hành chính cấp xã sau sáp nhập và Đề án sáp nhập tỉnh Vĩnh Phúc, Hòa Bình, Phú Thọ.

Chuyện của dòng Tô Lịch

Chuyện của dòng Tô Lịch

26 Apr, 05:48 AM

Kinhtedothi - “Lâu nay người ta cứ gọi sông Tô Lịch là dòng sông chết, vì ô nhiễm, vì tù đọng nước thải. Nhưng tôi tin, con sông gắn liền với lịch sử Thăng Long - Hà Nội ấy sẽ hồi sinh, trong trẻo vì người Hà Nội hôm nay vẫn thiết tha với nó!” - có lẽ những ai sinh ra và lớn lên ở mảnh đất nghìn năm này, những người yêu Hà thành từ sâu thẳm trái tim đều cất trong suy nghĩ niềm tin dành cho dòng Tô như thế!

Công nghệ và sự chuyển mình của báo chí

Công nghệ và sự chuyển mình của báo chí

25 Apr, 08:22 PM

Kinhtedothi - Trong dòng chảy của cách mạng 4.0, không ai có thể đứng ngoài làn sóng công nghệ. Với báo chí - lĩnh vực luôn ở tuyến đầu của thông tin thì sự thay đổi đang đến không chỉ từ cách làm, mà còn từ cách người đọc đón nhận, phản ứng và thậm chí tham gia trực tiếp vào quá trình làm ra tin tức.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ