Kinhtedothi-Thời gian qua, một số cửa hàng, cơ sở kinh doanh trên địa bàn tỉnh Hà Nam nhận được điện thoại của các đối tượng mạo danh cán bộ Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Hà Nam đặt mua một số mặt hàng như thực phẩm, nhu yếu phẩm, đồ gia dụng với giá trị từ 10-100 triệu đồng.
Để tạo niềm tin, đối tượng yêu cầu chủ cửa hàng kết bạn qua các tài khoản Zalo và gửi các báo cáo duyệt chi danh mục mua hàng kèm theo chữ ký, dấu giả mạo của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Hà Nam.
Một số giấy tờ giả các đối tượng gửi qua mạng xã hội để lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người dân.
Quá trình giao dịch, ngoài các mặt hàng đã được đặt, đối tượng yêu cầu chủ cửa hàng cung cấp thêm các mặt hàng khác không nằm trong danh mục cung cấp của cửa hàng và đề nghị chủ cửa hàng liên hệ với cửa hàng khác (thực tế là đồng bọn của đối tượng, tạm gọi là cửa hàng B) để lấy hàng, hứa được chiết khấu hoa hồng cao.
Khi chủ cửa hàng đồng ý mua hàng, đối tượng giả danh cửa hàng B yêu cầu chủ cửa hàng thanh toán tiền hàng bằng chuyển khoản, chiếm đoạt số tiền trên rồi cắt đứt liên lạc với bị hại.
Để phòng ngừa thủ đoạn hoạt động của loại tội phạm này, Công an tỉnh và Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Hà Nam đề nghị Nhân dân nâng cao cảnh giác và thực hiện một số biện pháp như sau: hãy thận trọng với các đối tượng liên hệ mua hàng trên mạng xã hội Facbook, Zalo. Cần xác minh rõ người, rõ địa chỉ khi tiến hành các giao dịch.
Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh không giao cán bộ gọi điện thoại hoặc sử dụng mạng xã hội để đặt mua hàng với bất cứ tập thể, cá nhân nào. Khi nhận được cuộc gọi mạo danh là cán bộ của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh để đặt mua hàng, người dân cần nhanh chóng liên hệ với cơ quan Công an nơi gần nhất để được hướng dẫn.
Kinhtedothi - Hiện nay, qua rà soát cho thấy, trên trang Google Map (https://www.google.com/maps), phần thông tin Tổng đài liên hệ của BHXH Việt Nam và một số BHXH tỉnh, TP (như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Dương, Ninh Bình…), BHXH một số quận, huyện đã bị đối tượng mạo danh chỉnh sửa, không chính xác.
Kinhtedothi - Ngày 20/11, Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Bình Dương cho biết, đơn vị này vừa có văn bản gửi Công an tỉnh và Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh này đề nghị ngăn chặn và xử lý các tổ chức, cá nhân đang có hành vi mạo danh BHXH Việt Nam.
Kinhtedothi - Hai thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tiền phổ biến dịp cuối năm được các ngân hàng liên tục cảnh báo là mạo danh nhân viên ngân hàng bằng giọng nói được tạo ra nhờ trí tuệ nhân tạo (AI) và giả mạo mã QR.
Kinhtedothi- Cổng thông tin điện tử Công an tỉnh Bắc Giang vừa thông tin, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bắc Giang vừa triệt phá một đường dây lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng. Với hình thức kêu gọi khách hàng tham gia đầu tư ngoại hối trên một số sàn giao dịch ảo, các đối tượng đã lừa đảo chiếm đoạt nhiều tỷ đồng của nhiều bị hại trong cả nước.
Kinhtedothi-Vụ việc người mẹ tại Quảng Nam bị khởi tố vì bị nghi giết hai con ruột để chiếm đoạt tiền bảo hiểm đang gây chấn động dư luận. Ngoài khía cạnh đạo đức, hành vi này còn đặt ra vấn đề pháp lý nghiêm trọng, với dấu hiệu phạm tội có tình tiết định khung đặc biệt nghiêm trọng.
Kinhtedothi- Các đối tượng bao gồm 4 lái xe taxi và 1 thợ cắt tóc ngang nhiên lập sòng bài ngay giữa Hoa viên TP Buôn Ma Thuột. Khi các con bạc đang say sưa sát phạt thì bị lực lượng công an phường Tân Lợi (TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) phát hiện và bắt giữ.
Kinhtedothi - Sau khi Công an TP Hà Nội triển khai mô hình tổ chức mới, lực lượng Công an cấp xã, phường với tinh thần nâng cao trách nhiệm; chủ động nắm bắt tình hình, kịp thời xử lý các vấn đề về an ninh trật tự, an toàn cháy nổ… ngay tại địa phương. Qua đó, đã góp phần nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm an ninh trật tự, phòng cháy chữa cháy, gìn giữ sự bình yên cho người dân Thủ đô.