80 năm cách mạng tháng 8 và Quốc Khánh
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Mặt hàng nào sẽ xóa bỏ thuế quan sớm hơn lộ trình

Kinhtedothi - Theo Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA) giai đoạn 2015-2019, thuế quan được cam kết sẽ cắt giảm dần theo từng giai đoạn. Các mặt hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử, nguyên phụ liệu dệt may, da giày có lộ trình xóa bỏ thuế quan sớm hơn.
Ông Hà Duy Tùng, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Tài chính cho biết tại buổi Tọa đàm "Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản giai đoạn 2015 - 2019 và cơ hội cho doanh nghiệp", do Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam tổ chức vào sáng 21/7, tại Hà Nội.
 Dệt may là một trong những mặt hàng được giảm thuế sớm. Ảnh: TL
Dệt may là một trong những mặt hàng được giảm thuế sớm. 
Ông Tùng cho biết, lý do được đưa ra là vì đây là các mặt hàng công nghệ cao, linh kiện lắp ráp, nguyên liệu phụ trợ cần nhập khẩu, nhưng trong nước chưa đáp ứng được, trong đó nhiều mặt hàng cũng có thuế nhập khẩu ưu đãi (MFN) 0%.

"Trong các giai đoạn tiếp theo, thuế nhập khẩu của hầu hết các mặt hàng còn lại cũng sẽ giảm dần để tiến tới đưa về 0%", ông Tùng nhấn mạnh.

Trước đó, theo cam kết, ngày 14/2/2015, Bộ Tài chính đã ban hành thông tư số 25 kèm Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam theo Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA) giai đoạn 2015-2019. Kể từ ngày 1/4/2015 sẽ có thêm 150 dòng hàng được cắt giảm thuế thuế quan về 0%, nâng tổng số dòng hàng được xóa bỏ thuế kể từ khi VJEPA có hiệu lực lên 3.234 dòng, tương đương 34,09% toàn biểu thuế nhập khẩu.

Tại hội thảo, các chuyên gia đánh giá, Hiệp định với những ưu đãi lớn về thuế quan cho các sản phẩm mà Việt NAm có thế mạnh cạnh tranh cao như nông thủy sản, dệt may... sẽ là cơ hội để Việt Nam tăng cường xuất khẩu, nâng cao thị phần tại thị trường Nhật Bản.

Tuy nhiên, tại thị trường nội địa, các doanh nghiệp Việt cũng sẽ phải đối mặt với rất nhiều mặt hàng nhập từ nhật với mức giá cạnh tranh khi được hưởng ưu đãi về thuế quan. Điều này, đòi hỏi các doanh nghiệp nước ta phải nỗ lực nâng cao chất lượng, giảm giá thành sản phẩm để không bị "thua cuộc" ngay trên "sân nhà"./.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Cán bộ Công đoàn phải là người kiến tạo các sản phẩm truyền thông thiết thực, hiệu quả

Cán bộ Công đoàn phải là người kiến tạo các sản phẩm truyền thông thiết thực, hiệu quả

18 Jul, 09:36 PM

Kinhtedothi - Chiều 18/7, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam Việt Nam Ngọ Duy Hiểu, Trưởng đoàn khảo sát số 1 của Tổng LĐLĐ Việt Nam đã làm việc với LĐLĐ TP Hà Nội về chuyên đề tình hình triển khai công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng, pháp luật cho công nhân (giai đoạn 2018-2025).

Thủ tướng: Tháo gỡ vướng mắc cho gần 3.000 dự án tồn đọng với tinh thần '6 rõ'

Thủ tướng: Tháo gỡ vướng mắc cho gần 3.000 dự án tồn đọng với tinh thần '6 rõ'

17 Jul, 11:16 PM

Kinhtedothi - Chiều 17/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị toàn quốc sơ kết, đánh giá kết quả thực hiện việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án, đất đai theo Kết luận số 77-KL/TW ngày 2/5/2024 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 170/2024/QH15 ngày 30/11/2024 của Quốc hội và triển khai ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án tồn đọng trên phạm vi cả nước.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ