70 năm giải phóng Thủ đô

Mặt trái của sàn vàng

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Trong mấy năm gần đây, đặc biệt năm 2009, khi giá vàng trên thế giới tăng liên tục, vàng quay trở lại vai trò vật cất trữ quan trọng và là một kênh đầu tư hấp dẫn.

KTĐT - Trong mấy năm gần đây, đặc biệt năm 2009, khi giá vàng trên thế giới tăng liên tục, vàng quay trở lại vai trò vật cất trữ quan trọng và là một kênh đầu tư hấp dẫn.

Theo thông báo 369/TB-VPCP của Văn phòng Chính phủ, mọi hoạt động kinh doanh của các sàn vàng buộc phải ngừng trước ngày 30.3.2010, đồng thời NHNN Việt Nam bãi bỏ ngay quy định về việc kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài.

Theo NHNN, dự thảo nghị định quản lý vàng đang được NHNN khẩn trương hoàn thành. Có thể một phòng quản lý vàng sẽ được tái lập lại trong Vụ Quản lý ngoại hối (NHNN) thời gian tới.

Sàn vàng tại VN, vòng quay vốn có chiều đi và chiều ngược lại (với các nhà cái ở nước ngoài) chỉ là nơi trung gian ăn tiền phí. Thực tế thời gian qua cứ 10 người chơi trên sàn vàng thì 8 người thua lỗ, 2 người gần lỗ, vậy số tiền thua lỗ đó đi đâu? Câu trả lời là nó rất ít nằm tại VN mà chui vào túi nhà cái - nơi sàn vàng mở tài khoản vàng (đó là Singapore).

Với phần thua lỗ này thì phải thanh toán bằng USD do NHTM mua của các DN XNK rồi bán cho sàn vàng (mà đa phần sàn vàng là của NHTM). Chưa có tính toán chính xác xem sàn vàng thời gian qua đã làm chảy máy ngoại tệ của VN là bao nhiêu? Chúng ta chỉ thấy hiện tượng giá vàng càng lên, người chơi vàng càng dữ và cùng khoảng thời gian đó, giá USD cũng lên mạnh so với VND.

Trong mấy năm gần đây, đặc biệt năm 2009, khi giá vàng trên thế giới tăng liên tục, vàng quay trở lại vai trò vật cất trữ quan trọng và là một kênh đầu tư hấp dẫn. Theo NHNN, VN nhập khẩu vàng với số lượng rất lớn. Năm 2005 nhập khẩu 48 tấn, 2006 là 91 tấn, 2007 là 51 tấn, năm 2008 nhập khẩu 91 tấn và năm 2009 (sau ngày 11.11) NHNN đã cấp giấy phép cho nhập khẩu 10,8 tấn để can thiệp thị trường. 

Giá vàng biến động đã gây ảnh hưởng trực tiếp đến các kênh đầu tư tài chính khác (tiền gửi NH, giá ngoại tệ, CK...) và gây áp lực lên giá cả chung, cũng như ổn định xã hội. Không chỉ hoạt động mua-bán vàng vật chất, việc kinh doanh của gần 20 sàn giao dịch vàng cũng khiến giá vàng thêm biến động dữ dội và khiến dư luận đặt câu hỏi về việc liệu bao nhiêu ngoại tệ đã từ đây chảy ra nước ngoài, tác động gây thêm căng thẳng về cung-cầu ngoại tệ trong nước?

Cần lưu ý rằng, sàn vàng cho kinh doanh chủ yếu trên cơ sở vàng ghi sổ (vàng ghi trên sổ sách kế toán NH, chứ không phải là chơi vàng vật chất thật 100%. Ví dụ: NĐT có 5 cây vàng nộp vào sàn vàng là có thể sử dụng đòn bẩy tài chính mua vài chục cây vàng ghi sổ). Kinh doanh vàng ghi sổ, nghĩa là vàng chưa có nhập thực tế vào VN, vẫn còn trên tài khoản nước ngoài, cho nên doanh số mua - bán mỗi ngày của mỗi sàn hàng nghìn lạng, nhưng không có vàng vật chất nào nhập hay xuất về VN.

Nhập vàng phải có giấy phép của NHNN, cho nên giả sử đồng loạt các NĐT trên sàn vàng có thắng 100% và muốn rút ra bằng vàng cũng không được, vì sàn vàng không có sẵn giấy phép để chuyển vàng về trong nước. Để đáp ứng lượng rút vàng của các NĐT, các sàn vàng phải chuyển USD về nước bán lấy VND mua vàng chi trả cho NĐT, hành động này (nếu có) khiến vàng trong nước có giá cao hơn ở thị trường quốc tế. Nếu được như vậy thì VN được lợi vì có lượng USD chuyển về, thế nhưng thực tế lại không phải vậy, các NĐT VN đa số là thua, nên ngoại tệ chủ yếu lại chuyển ra nước ngoài.

Đến thời điểm trước khi Chính phủ thông báo chính thức ngừng hoạt động của sàn vàng thì có nhiều tranh luận về việc nên hay không nên đóng cửa sàn vàng. Có ý kiến cho rằng, về mặt luật pháp đóng sàn vàng là biện pháp hành chính trong nền kinh tế thị trường, đây là điều không nên vì trên thị trường quốc tế kinh doanh vàng qua mạng là chuyện bình thường, sàn vàng cũng giống như sàn dầu mỏ, sàn giao dịch kim loại, sàn nông sản...
 
Nhưng xét trên góc độ lợi ích tổng thể của xã hội trong thời điểm khủng hoảng tài chính toàn cầu vẫn chưa chấm dứt, thì để nhằm góp phần ổn định tỉ giá, tâm lý xã hội, nâng cao vị thế của đồng nội tệ... thì chủ trương của Chính phủ đóng cửa sàn vàng theo nhiều ý kiến là hợp lý.
 
Việc người dân mua vàng và USD cất trữ không đáng ngại vì cũng vàng và ngoại tệ vẫn nằm lại ở VN, chỉ cần Nhà nước có chính sách là có thể thu hút vào trong hệ thống NH, nhưng kinh doanh vàng trên sàn giao dịch, nếu các NĐT bị thua lỗ với nhà cái nước ngoài phải chuyển ra khỏi VN trả nợ cho họ là điều khó chấp nhận được.

Sàn vàng chủ yếu phục vụ cho nhu cầu kinh doanh của một thiểu số người, nhưng sự thắng thua của họ (mà đa phần là thua) lại tác động mạnh đến giá vàng chung trên thị trường, làm ảnh hưởng tâm lý đến số đông dẫn đến việc người dân rút tiền từ NH đổ xô đi mua vàng nhằm kiếm lời, khiến dòng tiền nhàn rỗi không thể tập trung vào cho nền kinh tế thực. Đồng thời giá vàng quá cao cũng phần nào ảnh hưởng đến giá cả, nhất là giá bất động sản, xe máy, ôtô... khiến mất niềm tin vào giá trị đồng nội tệ.

Theo NHNN, để sàn vàng quá nhiều, cạnh tranh cao, quyền lợi người chơi không đảm bảo (sàn vàng hay bị sập), lại chưa có cách quản lý sàn vàng, làm cho ngoại tệ chảy ra khỏi VN trong bối cảnh VN vẫn còn thâm hụt thương mại lớn. Bên cạnh đó, sàn vàng hoạt động chưa có luật lệ rõ ràng, phần thua thiệt toàn rơi vào các NĐT thì việc cấm các sàn vàng giao dịch là một quyết định hành chính mà những người làm chính sách đang kỳ vọng có được sự đồng thuận cao của XH.