Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Men gan cao gấp 10 lần vì tự ý chữa u dạ dày bằng thuốc nam

Kinhtedothi - Mới đây, một trường hợp bệnh nhân nữ nhập viện trong tình trạng người mệt mỏi và đau bụng do tự ý điều trị khối u dạ dày bằng thuốc nam.

Bệnh nhân là chị D.T.Y (53 tuổi, ở huyện Phú Bình, Thái Nguyên). Sau khi đi khám bệnh ở một cơ sở y tế, chị Y phát hiện có khối u dạ dày. Tuy nhiên, do sợ can thiệp dao kéo nên khi có người mách lấy thuốc nam ở Yên Bái về uống sẽ làm tan được khối u, chị đã nhờ người mua hộ. Sau một tháng uống thuốc, chị Y thấy người mệt mỏi và đau bụng nhiều nên đã đến Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên để khám lại.

Ảnh minh họa

Tại đây, các bác sĩ đã thực hiện kỹ thuật nội soi dạ dày ống mềm. Kết quả nội soi cho thấy, kích thước khối u không thay đổi gì so với trước khi uống thuốc nam. Ngoài ra, chị còn bị viêm gan do thuốc nam, men gan cao gấp 10 lần so với bình thường.

Theo BSCKII Hoàng Thanh Phương - Trưởng khoa Nội Tiêu hóa, khối u dạ dày của bệnh nhân Y là u trung mô (tên khoa học là GIST). Do khối u đã to nên có nguy cơ cao dẫn đến ung thư. Đối với trường hợp của bệnh nhân, chỉ có phương pháp phẫu thuật mới có thể loại bỏ hoàn toàn khối u, việc sử dụng thuốc để điều trị không còn hiệu quả hoặc hiệu quả rất ít, thuốc nam không thể làm tan u.

Qua trường hợp của chị Y, các bác sĩ khuyến cáo, khi phát hiện khối u ở đường tiêu hóa, người dân cần tuân thủ điều trị đúng theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, không nên chữa bệnh theo lời mách, lời đồn, sử dụng thuốc nam khi chưa có chỉ định, hướng dẫn của các Lương y để tránh gây biến chứng nguy hiểm, nặng nề.

 

Dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc: hiểm họa khôn lường

Dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc: hiểm họa khôn lường

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Bài 2: Gánh nặng chi phí y tế

Bài 2: Gánh nặng chi phí y tế

11 Jun, 06:24 PM

Kinhtedothi - Việc tiêu thụ thường xuyên đồ uống có đường là sự gia tăng nhanh chóng của các bệnh mãn tính như tiểu đường type 2, tăng huyết áp, béo phì và bệnh tim mạch. Những căn bệnh này ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người dân, cũng như kéo theo chi phí y tế khổng lồ, tác động có hệ thống đến ngành y tế và bền vững của nền kinh tế.

Hà Nội triển khai bệnh án điện tử, tiến tới xây dựng bệnh viện thông minh

Hà Nội triển khai bệnh án điện tử, tiến tới xây dựng bệnh viện thông minh

11 Jun, 06:04 PM

Kinhtedothi - Chiều 11/6, tại hội nghị giao ban công tác khám, chữa bệnh (KCB) 6 tháng năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025, TS Nguyễn Đình Hưng - Phó Giám đốc phụ trách Sở Y tế Hà Nội nhấn mạnh, các cơ sở y tế cần nâng cao chất lượng KCB bảo hiểm y tế (BHYT), quản lý hiệu quả quỹ BHYT nhằm đảm bảo quyền lợi của người dân, tiến tới khám sức khỏe miễn phí.

Loạt bài: Kiểm soát đồ uống có đường: Đừng bỏ lỡ cơ hội “vàng” từ chính sách thuế

Loạt bài: Kiểm soát đồ uống có đường: Đừng bỏ lỡ cơ hội “vàng” từ chính sách thuế

10 Jun, 08:03 PM

Kinhtedothi - Đằng sau vị ngọt hấp dẫn của các loại đồ uống có đường (ĐUCĐ) là những hiểm họa âm thầm đối với sức khỏe cộng đồng. Trong bối cảnh gánh nặng bệnh tật ngày càng gia tăng và ngân sách y tế chịu nhiều sức ép, việc áp thuế đặc biệt với ĐUCĐ không chỉ là biện pháp kinh tế, mà còn là chiến lược dài hạn để bảo vệ sức khỏe người dân. Loạt bài viết của Kinh tế & Đô thị sẽ làm rõ những tác động tiêu cực của ĐUCĐ, kinh nghiệm quốc tế trong việc kiểm soát, và đề xuất chính sách thuế như một công cụ hiệu quả để đặt công tác chăm sóc sức khỏe lên vị trí ưu tiên hàng đầu.

Tìm “vòng kim cô” để giảm thiểu gánh nặng bệnh tật

Tìm “vòng kim cô” để giảm thiểu gánh nặng bệnh tật

10 Jun, 05:35 PM

Kinhtedothi - Những bệnh không lây nhiễm được coi như là “kẻ giết người thầm lặng” vẫn luôn đặt ra những thách thức đối với sức khỏe cộng đồng do tỷ lệ mắc ngày càng cao và những hậu quả, di chứng nặng nề. Việt Nam cần phải triển khai nhiều biện pháp đủ mạnh để góp phần dự phòng hiệu quả và giảm thiểu gánh nặng bệnh tật do các bệnh không lây nhiễm.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ