Phơi chăn đều, trải rộng trên sào phơi
Thông thường khi phơi trên sào, chăn mền sẽ rất chiếm diện tích gây bất tiện khi phơi các quần áo khác. Để chăn khô nhanh hơn, bạn hãy thử đặt hai chiếc móc lên sào phơi trước rồi sau đó trải đều chăn trên sào. Mẹo này sẽ giúp hai mảnh chăn không dính vào nhau, thoáng khí và nhanh khô ráo hơn rất nhiều.
Giặt chăn với nước nhiệt độ cao
Các bộ chăn mền đa số đều có các lưu ý riêng quy định nhiệt độ giặt ủi. Bạn nên cẩn thận giặt chúng với nhiệt độ thích hợp. Nước nóng không chỉ giúp chăn sạch những vết ố vàng mà còn có thể giúp ta rút ngắn thời gian làm khô những bộ chăn mền dày cộm.
Thời gian phơi ngắn
Nhiều người phơi chăn cả ngày là phản khoa học. Mùa hè nên phơi nắng trước buổi trưa 1 giờ; mùa đông nên phơi nắng trước buổi trưa 2 giờ. Đối với những chiếc chăn có xu hướng tích tụ độ ẩm, bạn nên phơi chúng vào mặt trong và cẩn thận khi lật chúng lại.
Cuộn chăn trong khăn lông khô
Nếu bạn dành ra 5 phút để cuộn chăn giữa hai chiếc khăn khô cỡ lớn, khăn sẽ giúp hút ẩm và đẩy nhanh thời gian hong khô một cách đáng kể.
Một số lưu ý khi giặt chăn bông
- Chỉ nên giặt 2 - 3 lần/năm: Việc giặt ruột chăn bông quá thường xuyên có thể làm giảm tuổi thọ và độ bền của chăn, dẫn đến việc mất đi tính năng cách nhiệt và mềm mịn của ruột chăn. Vì vậy, bạn chỉ nên giặt ruột chăn bông 2-3 lần/năm.
- Không sử dụng chất tẩy rửa mạnh: Các chất tẩy rửa mạnh có thể làm mất màu, hư hỏng sợi bông và khiến chăn không còn mềm mại nữa. Thay vào đó, bạn hãy sử dụng chất tẩy rửa nhẹ để bảo vệ chất liệu và duy trì độ mềm mịn của ruột chăn bông.
- Không sử dụng chất tẩy mềm vải: Chất tẩy mềm vải có thể làm mất đi khả năng thấm hút của ruột chăn bông. Ngoài ra, chất tẩy mềm vải cũng có thể để lại cặn bẩn trên chăn, làm giảm độ sạch sẽ và gây mất mùi tự nhiên của chăn bông.