Kinhtedothi - Theo nhiều nguồn tin, Meta sẽ đối mặt với án phạt kỉ lục do vi phạm luật chống độc quyền của châu Âu trong thời gian tới. Lý do được đưa ra là vì tính năng mở rộng quảng cáo bán hàng Marketplace, hiện đang buộc người dùng phải liên kết với mạng xã hội Facebook.
Hình mô tả logo tập đoàn mẹ của Facebook, Meta. Ảnh: Dado Ruvic
Những nỗ lực cáo buộc của Ủy ban châu Âu (EC) đã diễn ra hơn một năm rưỡi khi gã khổng lồ công nghệ Mỹ này đã tạo lợi thế bất bình đẳng cho dịch vụ quảng cáo bán hàng Facebook Marketplace bằng cách kết hợp vào mạng xã hội.
Cơ quan giám sát cạnh tranh của EU cũng cho rằng Meta đã lạm dụng vị thế dẫn đầu của mình bằng cách đơn phương áp đặt các điều kiện thương mại bất công đối với các dịch vụ bán hàng trên Facebook hoặc Instagram.
Meta có thể phải đối mặt với khoản phạt lên tới 13,4 tỷ USD, hoặc 10% doanh thu toàn cầu trong năm 2023. Mức phạt này cao hơn phần lớn khung phạt từng được áp dụng bởi EU.
EC dự kiến sẽ đưa ra quyết định vào tháng 9 hoặc tháng 10 trước khi trưởng bộ phận chống độc quyền của EU Margrethe Vestager rời vị trí vào tháng 11. Tuy nhiên thời gian chưa được ấn định.
Meta đã lặp lại những phản hồi trước đây.
"Những cáo buộc của Ủy ban châu Âu là vô căn cứ. Chúng tôi sẽ tiếp tục hợp tác xây dựng với các cơ quan quản lý để chứng minh rằng những đổi mới sản phẩm của chúng tôi mang lại lợi ích cho người tiêu dùng," Phát ngôn viên của Meta, ông Matt Pollard cho biết.
Meta đã bị EC cáo buộc vi phạm các quy tắc công nghệ vào tháng 7 vì mô hình quảng cáo trả tiền của Facebook được ra mắt vào tháng 11.
Kinhtedothi - Một tòa án phúc thẩm của Mỹ hôm 27/6 đã tiến hành xét lại cái buộc của một kỹ sư phần mềm về việc Meta Platforms từ chối tuyển dụng anh ta để ưu tiên người lao động ngoại quốc với mức lương thấp hơn.
Kinhtedothi - Sau Apple, Meta có thể trở thành công ty thứ hai bị Liên minh châu Âu (EU) cáo buộc không tuân thủ các quy định chống độc quyền của khối đối với dịch vụ mạng xã hội hỗ trợ quảng cáo.
Kinhtedothi - Được coi là đối thủ cạnh tranh với X (trước đây là Twitter), Threads đã ra mắt trên các cửa hàng ứng dụng vào ngày 5/7 năm ngoái, nhằm mục đích thu hút người dùng từ nền tảng viết blog tự sự.
Kinhtedothi - Giới chuyên gia cảnh báo, mức thuế 50% không chỉ làm tổn hại quan hệ thương mại với EU, một trong những đối tác lớn nhất của Mỹ, mà còn khiến chi phí sản xuất trong nước tăng vọt.
Kinhtedothi - Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov nói rằng dự thảo đề xuất hòa bình sẽ bao gồm "các điều kiện để giải quyết toàn diện và lâu dài" cuộc xung đột ở Ukraine.
Kinhtedothi - Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 23/5 cảnh báo sẽ áp thuế 25% đối với mọi mẫu iPhone không được sản xuất trong nước, tạo áp lực lớn buộc Apple phải cân nhắc đưa dây chuyền trị giá hàng tỷ USD hồi hương.
Kinhtedothi - Theo chuyên gia Nga, vùng đệm an ninh này không chỉ là khu vực phi quân sự mà nhằm bảo vệ các khu vực Belgorod, Kursk, Bryansk, Crimea, Zaporozhye, Kherson và Donbass khỏi hỏa lực pháo binh của NATO.
Kinhtedothi - Việc chính quyền Mỹ thu hồi quyền truy cập hệ thống SEVIS của Đại học Harvard đồng nghĩa với việc trường không còn đủ điều kiện bảo trợ thị thực cho sinh viên quốc tế. Dù vẫn đang theo học và có thị thực còn hiệu lực, hàng nghìn sinh viên có thể rơi vào tình trạng cư trú không hợp pháp nếu hồ sơ không được cập nhật đúng quy định.