80 năm cách mạng tháng 8 và Quốc Khánh
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Minh bạch thị trường kinh doanh, xuất khẩu gạo

Kinhtedothi – Việc sửa đổi Nghị định 107/2018/NĐ-CP (Nghị định 107) của Chính phủ về kinh doanh, xuất khẩu gạo được dư luận kỳ vọng sẽ tạo lập môi trường kinh doanh minh bạch, lành mạnh, từ đó thúc đẩy hiệu quả chuỗi giá trị lúa gạo và nâng cao thu nhập cho nông dân.

Sớm hoàn thiện hành lang pháp lý

Sau 7 năm đưa vào triển khai thực tế, Nghị định 107 đã có tác động tích cực đến hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo. Tuy nhiên, theo báo cáo đánh giá của Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), bên cạnh những kết quả tích cực, trong quá trình thực thi nghị định này cũng đã bộc lộ một số vấn đề cần được sửa đổi.

Nghị định số 107 về kinh doanh, xuất khẩu gạo đang được Bộ Công Thương lấy ý kiến góp ý, sửa đổi. Ảnh minh hoạ

Năm 2025, Chính phủ tiếp tục ban hành Nghị định 01/2025/NĐ-CP ngày 1/1/2025 sửa đổi một số điều của Nghị định số 107 về kinh doanh, xuất khẩu gạo. Điều này thể hiện sự quan tâm rất lớn của Chính phủ đối với hoạt động xuất khẩu gạo.

Tại Nghị định này, Chính phủ đã đề ra các giải pháp quản lý rõ ràng, mạch lạc hơn về tình hình xuất khẩu gạo nhằm góp phần đảm bảo an ninh lương thực trong nước. Đồng thời, điều tiết giá gạo, đảm bảo chất lượng gạo, đặc biệt là xây dựng thương hiệu gạo. Đây là các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo thời gian tới.

Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) Trần Thanh Hải cho biết, nhằm tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động xuất khẩu gạo Bộ Công Thương đã nhiều lần họp, tổ chức hội thảo lấy ý kiến đối với dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định số 107.

Qua đó, Bộ Công Thương đã cập nhật, điều chỉnh các quy định để phù hợp với tình hình thực tiễn, tạo hành lang pháp lý thuận lợi và phù hợp hơn với thực tiễn kinh doanh, xuất khẩu gạo hiện nay. Bộ Công Thương cũng lắng nghe, tiếp thu nhiều ý kiến đóng góp thiết thực của các tổ chức, cá nhân và các thương nhân kinh doanh, xuất khẩu gạo. Trên cơ sở đó, Bộ sẽ tiến hành rà soát, điều chỉnh và hoàn thiện các quy định hiện hành theo hướng minh bạch, hiệu quả và phù hợp thực tiễn.

Lúa gạo là ngành sản xuất quan trọng của Việt Nam, tạo sinh kế cho hàng chục triệu nông dân trên cả nước. Những năm qua, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trong sản xuất lúa gạo, góp phần quan trọng bảo đảm an ninh lương thực quốc gia và hiện vẫn giữ vững vị trí là một trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, ngành hàng lúa gạo Việt Nam vẫn còn nhiều khó khăn, nhất là khó khăn nội tại về chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ lúa gạo thiếu tính bền vững.

Giới chuyên gia nhận định, vấn đề cốt lõi vẫn là tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác điều hành xuất khẩu gạo, thúc đẩy tiêu thụ lúa gạo hàng hóa cho người dân với giá có lợi nhất; đồng thời góp phần bình ổn giá thóc, gạo trong nước. Bên cạnh đó, cần tiếp tục xác lập, củng cố cơ chế hợp tác chặt chẽ, hiệu quả giữa người sản xuất, vùng trồng với các thương nhân kinh doanh, xuất khẩu gạo và giữa các thương nhân với nhau… để bảo đảm nguồn hàng ổn định, chất lượng và loại bỏ tư duy “chộp giật” trong xuất khẩu gạo.

Tái định vị chiến lược xuất khẩu

Đề cập về giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu, TS Lê Quốc Phương - nguyên Phó Giám đốc Trung tâm thông tin Công nghiệp và Thương mại (Bộ Công Thương) cho rằng, thay vì đua nhau về sản lượng, ngành lúa gạo Việt Nam đang cần một cuộc dịch chuyển mạnh mẽ sang các dòng sản phẩm có giá trị gia tăng cao như gạo hữu cơ, gạo thơm, gạo Japonica sạch, phát thải thấp.

Mô hình canh tác lúa chất lượng cao, phát thải thấp tại tỉnh An Giang. Ảnh minh hoạ 

Đây là những sản phẩm được các thị trường cao cấp như EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Canada… ưa chuộng và sẵn sàng trả giá cao nếu đáp ứng được tiêu chuẩn chất lượng và an toàn thực phẩm. Chương trình “1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp” do Bộ Nông nghiệp và Môi trường triển khai đang là điểm tựa quan trọng cho quá trình chuyển đổi này.

Bên cạnh đó, công tác xúc tiến thương mại nhằm đa dạng hoá thị trường cho gạo Việt Nam cũng đang được Bộ Công Thương tăng cường triển khai. Trong đó, bên cạnh các thị trường truyền thống như Trung Quốc, các thị trường như châu Phi, Trung Đông và Nam Á cũng đang mở ra nhiều cơ hội, miễn là DN đủ khả năng điều chỉnh sản phẩm, bao bì, logistics cho phù hợp.

Thêm nữa, thỏa thuận thương mại gạo vừa ký giữa Việt Nam - Indonesia và kế hoạch xúc tiến mở rộng sang Trung Quốc, Bangladesh, Ghana… chính là những bước đi cần thiết để cân đối lại thị trường xuất khẩu gạo trong bối cảnh đầy biến động hiện nay. Ngoài ra, DN cần đẩy mạnh hội nhập quốc tế, tận dụng cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do để mở rộng thị trường xuất khẩu.

“Xuất khẩu gạo đang đối diện với những quy định kỹ thuật ngày càng khắt khe từ các nước nhập khẩu. Việc Nhà nước và các hiệp hội, ngành hàng chủ động đàm phán cấp Chính phủ, xây dựng hàng rào kỹ thuật ngược và hỗ trợ DN bằng các công cụ phòng vệ thương mại sẽ giúp tạo “lá chắn” bảo vệ cho hạt gạo Việt” - TS Lê Quốc Phương lưu ý.

Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Phùng Đức Tiến, Bộ và các địa phương đang đẩy nhanh việc thực hiện Đề án 1 triệu héc ta chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp để có nguồn cung gạo chất lượng cao và bền vững. Một mặt, tiếp tục tăng cường thông tin tuyên truyền về đề án để huy động tốt sự tham gia của các bên có liên quan.

Đặc biệt, Bộ Nông nghiệp và Môi trường cùng các địa phương tích cực mời gọi DN tham gia liên kết theo chuỗi cùng nông dân và các hợp tác xã để xây dựng, nhân rộng mô hình lúa chất lượng cao, phát thải thấp. Mặt khác, tiếp tục hỗ trợ nông dân đẩy mạnh áp dụng cơ giới hóa và các giải pháp khoa học, công nghệ mới để thực hiện tốt các quy trình kỹ thuật canh tác lúa theo đề án.

Trích dẫn
Trích dẫn 1

Xuất khẩu gạo năm 2025 sẽ giảm cả lượng và giá so với năm 2024. Vì vậy, việc duy trì thị phần tại các thị trường truyền thống, tập trung vào phân khúc chất lượng cao được xem là giải pháp then chốt để giữ vị thế của gạo Việt.

Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) Trần Thanh Hải

Xuất khẩu gạo chịu áp lực lớn bởi nguồn cung và biến động giá

Xuất khẩu gạo chịu áp lực lớn bởi nguồn cung và biến động giá

Xuất khẩu gạo đón tín hiệu tích cực

Xuất khẩu gạo đón tín hiệu tích cực

Kiểm soát thị trường để xuất khẩu gạo bền vững

Kiểm soát thị trường để xuất khẩu gạo bền vững

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Cần Thơ cam kết giải quyết khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp

Cần Thơ cam kết giải quyết khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp

23 Jul, 09:03 PM

Kinhtedothi - Ngày 23/7, Thành ủy, HĐND, Ủy ban MTTQ Việt Nam, UBND TP Cần Thơ tổ chức buổi họp mặt doanh nghiệp, nhà đầu tư năm 2025 nhằm lắng nghe, nắm bắt thông tin, tình hình hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh, giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc.

27 đồng chí được bầu vào Ban Chấp hành Đảng bộ EVNHANOI khóa IV

27 đồng chí được bầu vào Ban Chấp hành Đảng bộ EVNHANOI khóa IV

23 Jul, 05:27 PM

Kinhtedothi - Ngày 23/7, Đại hội đại biểu Đảng bộ Tổng Công ty Điện lực TP Hà Nội (EVNHANOI) lần thứ IV (nhiệm kỳ 2025 - 2030) đã diễn ra tại Hà Nội. Đại hội đã tiến hành bầu ra 27 đồng chí vào Ban Chấp hành khóa mới, Chủ tịch HĐTV Nguyễn Danh Duyên tái đắc cử Bí thư Đảng bộ.

Amazon kết nối đưa thương hiệu Việt tăng trưởng toàn cầu

Amazon kết nối đưa thương hiệu Việt tăng trưởng toàn cầu

23 Jul, 03:39 PM

Kinhtedothi - Ngày 23/7, Amazon Global Selling Việt Nam và Cục Xúc tiến Thương mại (Vietrade - Bộ Công Thương) đã ký kết hợp tác chiến lược triển khai chương trình "Thương hiệu Việt tăng trưởng toàn cầu " (V-Brands Go Global with Amazon).

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ