Quy định đã có nhưng kiểm soát lỏng lẻoVừa qua một số QTDND bị vỡ, nguyên nhân là do đâu, thưa ông?- QTDND là loại hình tổ chức tín dụng hợp tác, hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Mục tiêu chủ yếu là tương trợ giữa các thành viên, nhằm phát huy sức mạnh tập thể và từng thành viên, giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và cải thiện đời sống.Thông tư số 04/2015/TT-NHNN của NHNN về QTDND cũng quy định, người quản trị, điều hành có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có đủ các tiêu chuẩn về đạo đức, trình độ, năng lực chuyên môn theo quy định của NHNN, có phẩm chất đạo đức tốt, có tín nhiệm, có năng lực quản lý và hiểu biết về hoạt động ngân hàng. Thành viên Hội đồng quản trị không được đồng thời là thành viên Ban Kiểm soát, Kế toán trưởng, Thủ quỹ của QTDND và không phải là cha, mẹ, vợ, chồng, con hoặc anh, chị, em ruột của họ. Tổng mức cho vay của QTDND đối với một thành viên là pháp nhân không được vượt quá tổng số vốn góp và số dư tiền gửi của pháp nhân đó tại QTDND tại thời điểm cho vay và thời hạn cho vay không vượt quá thời hạn còn lại của tiền gửi.Tuy nhiên hiện nay, nhiều quỹ đã vi phạm, nhiều quỹ vận hành kiểu “gia đình”, khâu kiểm soát, giám sát nội bộ lỏng lẻo. Ngoài "chiêu" mượn uy tín để huy động và dùng vào việc riêng, trả thêm lãi suất ngoài; cho vay vượt quá mức cho vay tối đa; nhiều khâu trong trình tự thủ tục vay vốn bị bỏ qua; sử dụng vốn vay sai mục đích, nhờ vay hộ, vay ké, dồn vốn cho một số người kinh doanh bất động sản... Trước sự việc Giám đốc QTD tại Đồng Nai bỏ trốn sau khi mượn uy tín quỹ huy động và cho vay trái quy định, dùng tiền vào mục đích cá nhân, trên cả nước cũng xảy ra nhiều sự việc tương tự. Không ít giám đốc QTD đã vướng vòng lao lý. Để xảy ra như vậy là do buông lỏng khâu quản lý, trách nhiệm thuộc về cơ quan nào?- Nghị định của Chính phủ về hoạt động của QTDND ghi rất rõ: Hoạt động kinh doanh theo giấy phép được cấp; chấp hành các quy định của Nhà nước về tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng; Tự chịu trách nhiệm và cùng có lợi về kết quả hoạt động của mình. QTD nếu theo cách sử dụng bây giờ thì thuộc trách nhiệm của quỹ. Nói sòng phẳng, Nhà nước không chịu nhưng Nhà nước không thể buông vì sợ mất uy tín, mất trật tự an toàn xã hội thì NHNN đã lên tiếng trấn an người gửi tiền bằng việc bảo đảm quyền lợi hợp pháp của người gửi tiền (như trong vụ giám đốc QTD Thái Bình ở Biên Hòa, Đồng Nai ôm 50 tỷ đồng bỏ trốn).NHNN cũng đang đặt hệ thống QTD trong “tầm ngắm” tái cơ cấu, trong đó có phương án các QTD quá yếu kém, không có khả năng phục hồi trở lại sẽ cho phá sản. Phương án này có hợp lý không, giải quyết tiền của người dân sẽ thế nào?- Trong các biện pháp có kiểm soát đặc biệt, tìm phương án phục hồi… Tuy nhiên nếu mọi biện pháp đến đường cùng, thì buộc phải cho phá sản. Đối với người gửi tiền, nếu mang tiền đến cho vay ngoài, cá nhân phải chịu, còn khi đã đến quỹ đóng dấu, cầm sổ thì quỹ phải chịu. Đối với chi trả cho người gửi tiền, nếu quỹ vẫn còn khả năng thì chi trả bằng cách bán cho các quỹ mạnh hơn hoặc bán lại cho nhà đầu tư để chi trả cho người gửi tiền, số còn lại Nhà nước sẽ hỗ trợ đảm bảo không gây mất trật tự an toàn, đặc biệt là vấn đề về xã hội cũng như lòng tin của người gửi tiền. Trong trường hợp QTD phá sản, phần tài sản của Quỹ sau khi thu hồi và chi trả đầy đủ nghĩa vụ thuế, cũng phải chia cho người gửi tiền để đền bù thiệt hại.Cần thiết song phải củng cố chặt chẽ hơnXảy ra nhiều lùm xùm như vậy, theo ông có nên bỏ hẳn mô hình QTD?- Không những không đóng cửa mà phải tăng lên, vì mô hình QTD phù hợp với nền kinh tế Việt Nam, thích hợp với tình hình kinh tế ở nông thôn. Song hoạt động của quỹ cần phải được giám sát chặt. NHNN đang triển khai Đề án Phát triển hệ thống QTDND đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Theo đó, tiếp tục mở rộng QTD tại nông thôn. Khi hoàn thiện tất cả các mặt hoạt động thì QTDND sẽ có vai trò lớn, trong việc đẩy lùi nạn tín dụng đen, đồng thời, lấp đầy những khoảng trống mà NHTM không thể đáp ứng, đồng thời tăng cường thanh tra, giám sát.Vậy còn phương án cho sáp nhập thì sao, thưa ông? - Việc sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng cổ phần, góp vốn của từng loại hình tổ chức tín dụng thực hiện theo quy định pháp luật hiện hành. Có thể cho sáp nhập, hợp nhất các quỹ không có khả năng phục hồi hoặc bán lại cho nhà đầu tư tiềm lực. Còn sáp nhập với NH là không khả thi do khác biệt lớn về tính chất hoạt động và chủ sở hữu.Vậy theo ông mô hình thế nào là hợp lý? Cần giám sát thế nào?- Theo NHNN thì về nguyên tắc, ai làm sai người đó chịu trách nhiệm trước pháp luật. Tuy nhiên theo tôi, cần gắn cả trách nhiệm của quỹ. Nếu thực sự muốn duy trì an toàn để phát triển và để người ta tin tưởng, thì cần giải quyết trách nhiệm pháp lý. Điển hình các quỹ gần đây như Bắc Giang mấy trăm người dân gửi, có thể sáng trưa chiều tối gửi, không thể phân biệt đâu là thật giả. Là sổ thật hết, nhưng không rõ sổ nào đưa vào hệ thống, sổ nào không. Không thể trách nhiệm cá nhân mà ở đây là trách nhiệm pháp nhân. Thực tế vì tư lợi của những người quản lý, điều hành QTDND, sự yếu kém về chuyên môn, thiếu bản lĩnh trong công việc và cả sự thông đồng của cán bộ làm việc tại quỹ, nên dễ bị chi phối để làm sai và vô hiệu hóa trong khâu kiểm soát. Do đó, nếu quỹ yếu kém thì vẫn phát hiện xử lý nhưng tôi muốn nói là nếu cứ gắn vào pháp nhân thì sẽ đi vào trật tự. Khi quy trách nhiệm tập thể buộc người trong quỹ phải giám sát lẫn nhau. Ngoài ra quy định muốn vay phải có người bảo lãnh trong quỹ để chịu trách nhiệm, cam kết sử dụng đúng nguồn tiền.
Giải quyết thủ tục hành chính cho người dân tại Quỹ tín dụng Nhân dân phường Quang Trung, quận Hà Đông. Ảnh: Bá Hoạt |