Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Mở ra cơ hội giúp Hà Nội hiện thực hóa các mục tiêu phát triển nông nghiệp bền vững

Với các cơ chế, chính sách đặc thù, Luật Thủ đô 2024 đã tạo ra cơ hội giúp Hà Nội tháo gỡ nhiều vướng mắc về khai thác quỹ đất nông thôn, thu hút nhà đầu tư chiến lược. Là tiền đề giúp Hà Nội chủ động hiện thực hóa các mục tiêu phát triển bền vững nông nghiệp, nông thôn.

Mở ra cơ hội giúp Hà Nội hiện thực hóa các mục tiêu phát triển nông nghiệp bền vững

Mô hình trồng dưa lưới giống Nhật Bản ứng dụng công nghệ cao tại quận Hà Đông. Ảnh: Ánh Ngọc

Kinh tế nông thôn còn nhiều bất cập

Hà Nội hiện có diện tích đất nông nghiệp lớn với 196.626 ha vào năm 2023, bao gồm cả đất sản xuất nông nghiệp, đất trồng lúa, cây lâu năm và diện tích nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, diện tích đất nông nghiệp đang có xu hướng giảm dần, trong khi tăng trưởng nông nghiệp chủ yếu nhờ chuyển dịch cơ cấu và tăng giá trị gia tăng thay vì tăng diện tích.

Bên cạnh đó, ngành Nông nghiệp còn đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức về biến đổi khí hậu, biến động thị trường. Mặt khác, diện tích sản xuất ngày càng bị thu hẹp do tốc độ đô thị hóa nhanh cũng ảnh hưởng đến phát triển sản xuất nông nghiệp của Hà Nội.

Trong hơn 10 năm thực hiện Luật Thủ đô 2012, bên cạnh những điểm sáng, những mặt tích cực trên tất cả các lĩnh vực thì hiệu quả sản xuất nông nghiệp của Hà Nội vẫn còn thấp, chưa theo kịp với yêu cầu, xu thế hiện nay. Mặc dù, nhưng năm qua, các chương trình xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội đã đạt được những kết quả nổi bật nhưng kinh tế nông thôn vẫn còn nhiều bất cập.

Trong đó, mô hình kinh tế hợp tác, hợp tác xã quy mô nhỏ, năng lực tiếp thu tiến bộ kỹ thuật công nghệ mới còn thấp; chưa thu hút được nhiều nguồn lực xã hội cho việc phát triển hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng kinh tế, xã hội của nông thôn.

Công tác quản lý xây dựng, đất đai, vệ sinh môi trường, thu gom xử lý chất thải rắn, nước thải khu vực nông thôn còn hạn chế. Chất lượng đào tạo nghề, nhất là đào tạo lao động nông thôn chưa theo kịp yêu cầu của thị trường lao động. Tỷ lệ giảm nghèo nhanh nhưng chưa thực sự bền vững, nguy cơ tái nghèo còn cao. Chênh lệch mức sống giữa nông thôn và thành thị chậm cải thiện.

Bộ Tư pháp cho rằng, một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do Luật Thủ đô năm 2012 còn thiếu quy định về phát triển nông nghiệp, nông thôn Thủ đô, làm ảnh hưởng lớn đến tính thống nhất, đồng bộ, toàn diện của hệ thống chính sách về Thủ đô. Luật chưa có “cây gậy pháp lý” để mở đường cho việc đổi mới và phát triển các mô hình tổ chức kinh tế nông thôn, đặc biệt là các mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị; phát triển nông nghiệp sinh thái.

Quy định nhiều chính sách đặc thù để Hà Nội phát triển nông nghiệp, nông thôn

Luật Thủ đô 2024 quy định nhiều chính sách đặc thù để phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân của Thủ đô. Cụ thể: Luật giao quyền cho Hội đồng Nhân dân (HĐND) TP quy định phạm vi, đối tượng, nội dung, mức hỗ trợ cao hơn mức quy định hoặc chưa được quy định trong văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên.

Tại khoản 2 Điều 32: HĐND TP quy định phạm vi, đối tượng, nội dung, mức hỗ trợ cao hơn mức quy định hoặc chưa được quy định trong văn bản của cơ quan Nhà nước cấp đối với các lĩnh vực gồm: giống, chuyển giao công nghệ trong sản xuất giống; công nghệ bảo quản, chế biến sản phẩm nông nghiệp; ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp; phát triển nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp kết hợp du lịch, giáo dục trải nghiệm; hoạt động bảo vệ môi trường trong sản xuất, sơ chế, chế biến nông sản; phát triển các chuỗi liên kết, chuỗi giá trị, thị trường tiêu thụ sản phẩm; phát triển kinh tế tập thể, làng nghề, làng có nghề và các hoạt động đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

Mở ra cơ hội giúp Hà Nội hiện thực hóa các mục tiêu phát triển nông nghiệp bền vững

Trồng hoa lan công nghệ cao tại huyện Mê Linh. Ảnh: Phạm Hùng

Còn tại khoản 1 Điều 32, Luật phân quyền mạnh mẽ cho TP quy định các biện pháp đặc thù về sử dụng đất nông nghiệp. Trong đó, sử dụng đất kết hợp đa mục đích trong vùng sản xuất nông nghiệp tập trung: Trong vùng sản xuất nông nghiệp tập trung được bố trí đất nông nghiệp sử dụng vào việc xây dựng công trình phục vụ trực tiếp cho sản xuất nông nghiệp, chế biến, bảo quản, trưng bày, giới thiệu sản phẩm, giáo dục trải nghiệm, du lịch sinh thái.

Luật giao HĐND TP quy định điều kiện, trình tự, thủ tục cấp phép xây dựng, loại công trình và tỷ lệ diện tích đất nông nghiệp được sử dụng để xây dựng công trình trên đất nông nghiệp phục vụ trực tiếp cho sản xuất nông nghiệp, chế biến, bảo quản, trưng bày, giới thiệu sản phẩm, cảnh quan du lịch, giáo dục trải nghiệm tại các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung (điểm b khoản 3 Điều 32); UBND TP có thẩm quyền quyết định cấp phép xây dựng các công trình để phục vụ trực tiếp việc sản xuất nông nghiệp tại vùng sản xuất nông nghiệp tập trung (khoản 4 Điều 32).

Sử dụng, khai thác quỹ đất nông nghiệp ở bãi sông, bãi nổi ở tuyến sông có đê: Luật giao HĐND TP quy định hình thức sử dụng, khai thác quỹ đất nông nghiệp tại bãi sông, bãi nổi ở tuyến sông có đê để sản xuất nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp kết hợp du lịch, giáo dục trải nghiệm bảo đảm nguyên tắc việc xây dựng trên đất nông nghiệp tại bãi sông, bãi nổi ở tuyến sông có đê phải phù hợp với quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê, quy hoạch đê điều, quy hoạch xây dựng, quy hoạch khác có liên quan (điểm a khoản 3 Điều 32); UBND TP quyết định cho phép sử dụng quỹ đất nông nghiệp tại bãi sông, bãi nổi ở tuyến sông có đê (khoản 4 Điều 32).

Về áp dụng ưu đãi đầu tư: áp dụng các ưu đãi về miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước, về thuế suất và miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các dự án sử dụng công nghệ cao, tiên tiến trong lĩnh vực môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu, xử lý chất thải, nước thải; dự án xây dựng khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, dự án phát triển làng nghề truyền thống (khoản 1, 2 Điều 43).

Về thu hút nhà đầu tư chiến lược: thu hút nhà đầu tư chiến lược vào lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, phát triển khu công nghệ cao bao gồm cả khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn TP (điểm a, b khoản 1 Điều 42). Nhà đầu tư chiến lược có các quyền, quyền lợi và nghĩa vụ quy định tại Điều 42 và được hưởng các ưu đãi quy định tại khoản 5 Điều 43.

Mở ra hành lang pháp lý thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội của Hà Nội

Theo tiến sĩ Cao Đức Phát, nguyên Bộ trưởng Bộ NN&PTNT (nay là Bộ Nông nghiệp và Môi trường), Luật Thủ đô 2024, đã mở ra hành lang pháp lý thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội của Hà Nội. Song, để thực sự mang lại hiệu quả, cần có các quy định chi tiết và cụ thể hơn nhằm tháo gỡ những tồn tại kéo dài, thúc đẩy các xu hướng mới trong phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Luật Thủ đô 2024 đã cho phép TP chủ động ban hành các chính sách phát triển ứng dụng công nghệ cao, thậm chí vượt trội hơn chính sách chung của cả nước. Tuy nhiên, cần có những quy định rõ ràng để đảm bảo việc áp dụng công nghệ cao và công nghệ số đem lại hiệu quả kinh tế và xã hội một cách rộng rãi và bền vững.

Bên cạnh đó, việc phát triển nông nghiệp đô thị cũng là một xu hướng quan trọng mà Hà Nội cần thúc đẩy. Nông nghiệp đô thị không chỉ góp phần cung cấp lương thực cho các khu vực đông dân mà còn có vai trò trong việc tạo việc làm và cải thiện thu nhập cho cư dân đô thị.

Hiện tại, các tiêu chí xây dựng nông thôn mới của Hà Nội chưa phân biệt rõ ràng giữa các khu vực, dẫn đến khó khăn trong việc áp dụng thực tiễn tại từng địa phương. Luật Thủ đô 2024 có thể là cơ sở pháp lý để TP điều chỉnh lại bộ tiêu chí này, nhằm phản ánh đúng xu hướng phát triển của từng vùng, đáp ứng tốt nhất nhu cầu của người dân.

Một trong những vấn đề được quan tâm đặc biệt là công tác phòng chống thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu. Để phát triển kinh tế và đảm bảo an toàn cho người dân, Luật Thủ đô đã cho phép xây dựng các tuyến đê mới, sử dụng một phần diện tích đất ngoài đê sông Hồng để xây dựng công trình công cộng và dân sinh.

Luật Thủ đô 2024 đã tạo ra cơ hội quan trọng cho Hà Nội trong việc phát triển bền vững, song để phát huy hiệu quả các quy định của luật, TP cần nhanh chóng cụ thể hóa các chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp công nghệ cao, công nghệ số và nông nghiệp đô thị.

Theo Giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Thị Lan, Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam, để thực hiện mô hình nông nghiệp bền vững, TP Hà Nội cần chú trọng đến yếu tố con người, có những giải pháp hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp. Cùng với đó, đẩy mạnh triển khai các chương trình, đề án đào tạo nghề, chuyển đổi nghề cho lao động nông thôn theo nhu cầu từng đối tượng, hình thành và phát triển đội ngũ “công nhân nông nghiệp”, đồng thời hỗ trợ hình thành các trung tâm quốc gia, trung tâm vùng về đào tạo và thực hành nghề chất lượng cao trên địa bàn Thủ đô.

Huyện Thường Tín cưỡng chế kiểm đếm bắt buộc đất nông nghiệp để thi công Vườn hoa Nguyễn Du

Huyện Thường Tín cưỡng chế kiểm đếm bắt buộc đất nông nghiệp để thi công Vườn hoa Nguyễn Du

Dòng sự kiện:
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
TP Hồ Chí Minh: hành trình 50 năm xây dựng và phát triển

TP Hồ Chí Minh: hành trình 50 năm xây dựng và phát triển

20 Apr, 11:00 AM

Kinhtedothi - Trong hành trình 50 năm sau ngày giải phóng, dù phải trải qua nhiều khó khăn, đến nay TP Hồ Chí Minh đã và đang là đầu tàu kinh tế, xã hội “vì cả nước, cùng cả nước" trong công cuộc xây dựng và phát triển của đất nước.

Dưa hấu Quảng Nam mất mùa, rớt giá

Dưa hấu Quảng Nam mất mùa, rớt giá

20 Apr, 10:23 AM

Kinhtedothi - Hiện nay, người trồng dưa hấu tại Quảng Nam, đặc biệt là huyện Phú Ninh - vùng chuyên canh dưa hấu lớn nhất tỉnh - đang rơi vào cảnh khốn đốn khi giá dưa giảm mạnh, nhiều ruộng không có người mua.

Đổi mới sáng tạo để nâng tầm thương hiệu quốc gia

Đổi mới sáng tạo để nâng tầm thương hiệu quốc gia

20 Apr, 09:39 AM

Kinhtedothi - Xây dựng thương hiệu quốc gia là quá trình lâu dài, đòi hỏi đầu tư bài bản và tầm nhìn chiến lược. Do đó, Việt Nam đang tăng cường đầu tư cho đổi mới sáng tạo, cùng với sự nỗ lực xây dựng và phát triển thương hiệu của cộng đồng DN nhằm nâng cao vị thế quốc gia trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Giá vàng hôm nay 20/4: bất ngờ giảm mạnh

Giá vàng hôm nay 20/4: bất ngờ giảm mạnh

20 Apr, 07:09 AM

Kinhtedothi - Giá vàng hôm nay 20/4, thị trường thế giới tuần qua biến động mạnh theo cả 2 chiều tăng – giảm. Thị trường trong nước giá vàng miếng SJC và nhẫn phiên cuối tuần đã bất ngờ quay đầu giảm mạnh so với phiên trước.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ