Mở rộng diện hưởng chính sách nghỉ hưu trước tuổi

Thay mặt Bộ Chính trị, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú đã ký Thông báo kết luận số 75-TB/TW ngày 7/3/2025 của Bộ Chính trị về điều chỉnh phạm vi và đối tượng áp dụng chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.
Cụ thể, tại phiên họp ngày 20/2/2025, sau khi nghe Đảng ủy Chính phủ báo cáo về việc điều chỉnh phạm vi và đối tượng áp dụng Nghị định số 178/2024/NĐ-CP, ngày 31/12/2024 về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị (Tờ trình số 08-TTr/ĐU, ngày 13/2/2025); ý kiến các cơ quan, Bộ Chính trị đã thảo luận và kết luận như sau:
Cơ bản đồng ý chủ trương điều chỉnh phạm vi và đối tượng áp dụng Nghị định số 178/2024/NĐ-CP, ngày 31/12/2024 của Chính phủ; để xử lý một số bất cập về chính sách, chế độ, Bộ Chính trị thống nhất điều chỉnh đối với nhóm đối tượng, gồm: Cán bộ không đủ tuổi tái cử, tái bổ nhiệm và cán bộ đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm cấp ủy cùng cấp có thời gian công tác tính từ ngày bắt đầu tổ chức đại hội còn từ 30 tháng đến 60 tháng thì đủ tuổi nghỉ hưu và cán bộ đang tham gia cấp uỷ ở các đảng bộ phải kết thúc hoạt động, kiện toàn tổ chức bộ máy, còn từ 60 tháng trở xuống thì đủ tuổi nghỉ hưu, bản thân có nguyện vọng nghỉ hưu trước tuổi để tạo điều kiện sắp xếp nhân sự và được cấp có thẩm quyền đồng ý (quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4, Điều 2, Nghị định số 177/2024/NĐ-CP, ngày 31/12/2024 của Chính phủ).
Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động hưởng lương từ ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật lao động trước thời điểm ngày 15/01/2019 còn đủ 5 năm đến tuổi nghỉ hưu trong các cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước và tổ chức chính trị - xã hội từ Trung ương đến cấp huyện và lực lượng vũ trang không chịu sự tác động trực tiếp của việc sắp xếp tổ chức bộ máy nhưng phải thực hiện tinh giản biên chế, tinh gọn bộ máy, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của hệ thống chính trị.
Người làm việc trong chỉ tiêu biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước tại các hội được Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ ở Trung ương và địa phương do tác động trực tiếp của việc thực hiện sắp xếp, hợp nhất, sáp nhập tổ chức bộ máy.
Bộ Chính trị giao Đảng uỷ Chính phủ tiếp thu ý kiến Bộ Chính trị, chỉ đạo Bộ Nội vụ rà soát kỹ lưỡng các quy định tại Nghị định để điều chỉnh cho hợp lý nhằm giải quyết triệt để những vướng mắc phát sinh trong thực tiễn và khả thi khi triển khai thực hiện, bảo đảm thực hiện thống nhất chính sách, đúng mục tiêu, tạo điều kiện thuận lợi trong việc thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị; giữ lại được người có trình độ, năng lực, có tài năng, thực hiện tinh giản biên chế, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ phát triển đất nước.
Căn cứ chủ trương của Bộ Chính trị, Đảng ủy Chính phủ khẩn trương chỉ đạo việc thể chế hóa để triển khai thực hiện.
Các cơ quan, đơn vị, địa phương tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, công tác tuyên truyền, định hướng dư luận, tạo sự đồng thuận, thống nhất trong tổ chức thực hiện.

Sửa đổi quy định chế độ, chính sách đối với sĩ quan nghỉ hưu, chuyển ngành
Chính phủ ban hành Nghị định số 52/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 21/2009/NĐ-CP ngày 23/02/2009 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam về chế độ, chính sách đối với sĩ quan thôi phục vụ tại ngũ...

Những trường hợp nào nghỉ hưu trước tuổi vẫn được hưởng nguyên lương hưu?
Kinhtedothi - Người nghỉ hưu trước tuổi đủ điều kiện theo quy định của Nghị định 177 được hưởng lương hưu, các chế độ khác theo quy định của pháp luật về BHXH và không bị giảm tỷ lệ phần trăm hưởng lương hưu do nghỉ hưu trước tuổi đối với thời gian từ 5 năm (60 tháng) trở xuống.

Hoàn thiện quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ phù hợp với yêu cầu sắp xếp, tinh gọn bộ máy
Kinhtedothi - Chiều 12/2, tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9 Quốc hội khóa XV, Bộ trưởng Bộ Nội Vụ Phạm Thị Thanh Trà trình bày Tờ trình về Dự thảo Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi).