Vậy giải pháp nào để tạo ra không gian kiến trúc hài hòa giữa truyền thống văn hiến với đô thị hiện đại, tăng sức hút du lịch mà không làm phố cổ Hà Nội mất đi bản sắc?
Thay đổi trước nhu cầu phát triểnTheo số liệu của UBND quận Hoàn Kiếm, khu phố cổ hiện nay được khoanh vùng lại trên diện tích khoảng 105ha, bao gồm địa giới hành chính của 10 phường nằm trên 79 tuyến phố thuộc quận Hoàn Kiếm. Hàng năm, TP Hà Nội đón khoảng 5 - 6 triệu lượt khách du lịch quốc tế, trong đó có trên 70% tập trung tại khu phố cổ và trong số khoảng 15 – 16 triệu lượt khách trong nước, phần lớn du khách cũng đến phố cổ để tham quan, mua sắm. Xuất phát từ lợi thế về du lịch, những năm qua, hoạt động thương mại – dịch vụ giữ vai trò chủ đạo trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của quận Hoàn Kiếm.
Phố Hàng Đào. Ảnh: Phạm Hùng |
"Tuy diện tích của phố cổ không được mở rộng hơn, nhưng chính quyền TP Hà Nội đã vô cùng sáng tạo trong việc mở rộng không gian công cộng cho khu phố này. Đó là việc mở thêm các tuyến phố đi bộ và mới đây nhất là tuyến phố đi bộ lên đến phố bích họa Phùng Hưng. Đây đều là những không gian công cộng mở cho phố cổ Hà Nội và đã tạo ra một sự tươi mới mà không làm mất đi nét đặc trưng riêng. “Với hơn 1.000 năm hình thành, phát triển Thăng Long – Hà Nội đã xây dựng được một mô hình đô thị đậm chất Á Đông, mặc dù có những thay đổi về địa giới hành chính và không gian nhưng Hà Nội vẫn mang bản sắc của một đô thị trung tâm”. - |
Tuy nhiên, phố cổ Hà Nội vẫn giữ nguyên được các di tích lịch sử, văn hóa, làng nghề. Đây chính là những không gian công cộng từ ngàn đời xưa vẫn còn được bảo tồn cho đến ngày nay. Hiện nay, TP Hà Nội đã cho phép các tuyến phố đi bộ hoạt động, càng làm cho các không gian công cộng của Hà Nội được mở rộng. Người đi bộ có thể thăm thú, mua sắm và thưởng thức ẩm thực, như vậy, phố cổ Hà Nội cũng phải thay đổi để đáp ứng điều kiện thực tế. Nếu như ở đó khi nào cũng chỉ có xe cộ đi lại thì đâu còn bản sắc và sẽ trở thành một tuyến phố bình thường như những nơi khác.Kiến tạo không gian công cộng đa chức năngKhông gian công cộng của phố cổ được hình thành và phát triển suốt theo chiều dài lịch sử của vùng đất Kinh kỳ Thăng Long – Hà Nội, với hệ thống di tích đền, miếu, đình... Đây là những khu vực tâm linh nhưng cũng là nơi diễn ra các hoạt động cộng đồng trong khu dân cư, ngày nay vẫn được gìn giữ, bảo tồn.Phó Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm Phạm Tuấn Long cho biết, khu phố cổ có 112 di tích lịch sử, cách mạng kháng chiến và tín ngưỡng tôn giáo. Nhiều di tích đã được xếp hạng di tích cấp Quốc gia, đặc biệt có 14 di tích thờ các vị tổ nghề thủ công truyền thống của Thăng Long - Hà Nội. Đến nay, đây vẫn là những địa điểm diễn ra nhiều hoạt động cộng đồng của người dân phố cổ, không chỉ là nơi để thờ cúng nữa mà còn là nơi diễn ra các hoạt động văn hóa, như ca trù, hát chèo...Trước tốc độ đô thị hóa, nhiều chuyên gia cho rằng cần phải có giải pháp cụ thể để bảo tồn kiến trúc phố cổ Hà Nội. Theo KTS Mai Hưng Trung – Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam, một trong những giải pháp tối ưu là thiết lập mô hình không gian công cộng đa chức năng, có thể luân chuyển từ công cộng thành không gian quần cư và được biến thiên theo từng thời gian cụ thể. KTS Mai Hưng Trung phân tích, với giải pháp này, dù chung một diện tích nhưng lại được sở hữu hai hình thái không gian khác nhau tồn tại ở hai thời điểm khác nhau. Không gian quần cư là nơi thiên về sản xuất, lưu trữ và trao đổi; không gian công cộng mở hơn, thiên về các hoạt động cộng đồng. Mô hình này cùng lúc thoả mãn nhu cầu cơi nới không gian sinh hoạt thường ngày của khu dân cư phố cổ và cấp thiết thêm không gian công cộng. Tạo ra sự co giãn về mật độ dân cư và chung hòa lưu lượng giao thông; đưa những không gian cơi nới bên ngoài co cụm vào trong, hình thành điểm tụ mới theo chiều dọc và trả lại định nghĩa sơ khai cho vỉa hè như một không gian giao thông công cộng.Khi đó, các thiết kế không gian trong phố cổ sẽ được hình thành theo một cấu trúc linh hoạt về công năng, được xác định thay đổi theo chiều thời gian. Ban ngày là xưởng sản xuất thủ công, không gian phụ trợ, vui chơi giải trí, giao lưu. Nhưng từ buổi tối sẽ hình thành một khu chợ đêm với các hoạt động thương mại và du lịch. Các kết cấu này có sự hài hòa giữa thiết kế kiến trúc với hệ thống hạ tầng để tạo thành một quần thể, sẽ giúp cho phố cổ trở nên gòn gàng, ngăn nắp hơn.