70 năm giải phóng Thủ đô

Mỗi người dùng có thể đăng ký 5 số di động trả trước

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Cá nhân được đăng ký 5 số di động trả trước, cần cấp phép 4G sớm ... là những sự kiện KHCN nổi bật trong tuần từ - 25/10.

Mỗi người dùng có thể đăng ký 5 số di động trả trước

Đây là quy định được Bộ TT&TT đưa ra trong Dự thảo Thông tư “Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 04/2012/TT-BTTT quy định về Quản lý thuê bao di động trả trước”. Đáng chú ý, mỗi cá nhân sẽ được phép đăng ký tối đa 5 số thuê bao di động trả trước của mỗi mạng thông tin di động.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Hiện tại, trên thị trường viễn thông Việt Nam đang có 5 nhà mạng di động gồm: VNPT-VinaPhone, MobiFone, Viettel, Vietnamobile và Gtel. Điều này đồng nghĩa với việc trong thời gian tới rất có thể mỗi người dùng có thể sở hữu tới 25 số thuê bao trả trước, tăng mạnh so với con số 15 như hiện tại.

Phía Bộ TT&TT đưa ra lý do cho sự gia tăng này là nhằm đáp ứng sự phát triển của công nghệ. Ngày nay, một chiếc sim điện thoại không chỉ đơn thuần được sử dụng để nghe và gọi mà còn phục vụ cho nhiều các dịch vụ khác như truy cập internet, cơ điện tử…

Cần sớm triển khai 4G

Hôm 21/10 vừa qua đã diễn ra cuộc tọa đàm “Việt Nam tiến lên 4G như thế nào?” với sự tham của cơ quan quản lý nhà nước về viễn thông, các nhà mạng và những đơn vị cung cấp thiết bị đầu cuối nhằm tìm ra thời điểm thích hợp để triển khai công nghệ mạng di động này tại Việt Nam.
Mỗi người dùng có thể đăng ký 5 số di động trả trước - Ảnh 1
Đại diện Cục Viễn Thông (Bộ TT&TT) cho biết, có thể phải sang năm 2016, các DN mới được cấp phép để triển khai 4G. Trước mắt, phía Bộ TT&TT đang xem xét thời điểm cấp phép thử nghiệm 4G có giới hạn cho các nhà mạng. Đến thời điểm này, mới chỉ có Viettel, MobiFone và VNPT xin thử nghiệm 4G vào cuối năm 2015, trong khi đó các nhà mạng còn lại là FPT, CMC, VTC đều chưa có động thái tương tự.

Tuy nhiên theo phía chuyên gia viễn thông, nhà mạng cũng như hãng cung cấp thiết bị 4G, cần cho phép triển khai diện rộng ngay từ thời điểm này thay vì đợi sang 2016. Phía nhà mạng cho biết hạ tầng của họ đã sẵn sàng, không cần thiết phải tiến hành thử nghiệm kỹ thuật. Trong khi đó các thiết bị 4G đang có xu hướng ngày càng rẻ và mức giá đã dưới 200 USD.

MobiFone ra mắt cửa hàng bán lẻ công nghệ đầu tiên

Ngày 19/10 vừa qua, MobiFone đã chính thức vận hành cửa hàng bán lẻ thiết bị đầu cuối và phụ kiện đầu tiên tại TP Hồ Chí Minh. Sự kiện nằm trong chiến lược phát triển chuỗi hệ thống bán lẻ của nhà mạng này với hơn 100 cửa hàng trên toàn quốc trong năm đầu tiên.
Mỗi người dùng có thể đăng ký 5 số di động trả trước - Ảnh 2
Chuỗi bán lẻ của MobiFone được thực hiện theo mô hình hệ thống cửa hàng (offline) giúp khách hàng có trải nghiệm thực tế các dịch vụ viễn thông trên thiết bị đầu cuối và cửa hàng trực tuyến online M360.

Việc bán hàng sẽ thông qua hệ thống website MobiFone, hệ thống tổng đài chăm sóc khách hàng 1800 1090 và các dịch vụ khác của MobiFone để hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh như tiếp thị, khuyến mại, bán hàng trực tuyến, tư vấn chăm sóc khách hàng mua các sản phẩm thiết bị đầu cuối.

Sớm hoàn thiện hồ sơ Dự án xây dựng Trung tâm KH&CN hạt nhân

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ KH&CN, các Bộ, cơ quan có liên quan hoàn thiện hồ sơ, thủ tục phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án xây dựng Trung tâm KH&CN hạt nhân theo đúng quy định của Luật Đầu tư công. Cụ thể, Bộ KH&CN cần sớm hoàn thiện báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, phân loại dự án cũng như thành lập Hội đồng thẩm định riêng và chuyển qua Bộ KH&ĐT thẩm định trước khi trình Thủ tướng.
Mỗi người dùng có thể đăng ký 5 số di động trả trước - Ảnh 3
Về địa điểm xây dựng Trung tâm KH&CN hạt nhân với Lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu mới, căn cứ quy định của Luật Đầu tư công và Luật Năng lượng nguyên tử, căn cứ ý kiến thẩm định của Hội đồng liên ngành, ý kiến của các Bộ, ngành, địa phương có liên quan

Liên thông văn bản giữa Bộ, ngành, địa phương sẽ xong trước 2016

Đây là thông tin được ông Lê Mạnh Hà, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ (VPCP) chia sẻ về tình hình triển khai kết nối, liên thông thử nghiệm hệ thống quản lý văn bản và công khai tiến độ giải quyết hồ sơ trên Cổng Thông tin điện tử (TTĐT) Chính phủ. Theo đó, tính đến 19/10/2015, đã có 27 UBND tỉnh thành phố thuộc TƯ và 3 Bộ đã thực hiện kết nối tới hệ thống quản lý văn bản của VPCP. Trong đó, Bộ Y tế là Bộ đầu tiên cùng 19 địa phương khác gửi nhận văn bản và phản hồi trạng thái xử lý qua hệ thống này.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Trong thời gian tới, Cổng TTĐT Chính phủ sẽ tiếp tục triển khai kết nối, liên thông hệ thống đối với các Bộ, ngành, địa phương còn lại và sẽ hoàn thành trong năm 2015. Đến 1/3/2016, các Bộ, ngành, địa phương sẽ thực hiện công khai tiến độ giải quyết hồ sơ trên Cổng TTĐT Chính phủ theo đúng tinh thần của Nghị quyết 36a/NQ-CP, ông Lê Mạnh Hà khẳng định.