Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Mỗi tuần một cuốn sách: Sống chân phương trong “Ngôi nhà tranh”

Kinhtedothi - Ra mắt độc giả Việt vào 12/4, "Ngôi nhà tranh" của tác giả Tào Văn Hiên (Trung Quốc) là một trong số những tác phẩm được mong chờ của tháng 4.
Bởi bản thân tác giả đã là cái tên nổi tiếng chuyên viết cho thiếu nhi, từng đoạt Giải văn học Hans Christian Andersen, những câu chuyện của ông luôn giản dị nhưng gần gũi như thể biết sẻ chia…
"Ngôi nhà tranh" cũng vậy với nhân vật chính Tang Tang - cậu bé hiếu động, gây ra không ít rắc rối cho người lớn và bạn học, nhưng cũng là một cậu bé dạt dào tình cảm. Cậu thích chọc phá cậu bạn ngồi cùng bàn tên Lục Hạc vì cái đầu trọc lốc của cậu ta. Cậu có một thứ tình cảm ngượng ngùng không thể nói thành lời với cô bạn học Chỉ Nguyệt đến từ làng khác. Ganh tị với cậu lớp trưởng Đỗ Tiểu Khang vì tính dám làm dám chịu, khiến cho Tang Tang bị bạn bè xem như “tội đồ”, nhưng sau đó Đỗ Tiểu Khang lại là người làm Tang Tang khâm phục nhất. Tang Tang là cầu nối tình yêu cho thầy giáo dạy Văn hay, thổi sáo giỏi Tưởng Nhất Luân với cô gái được dân làng xem là mỹ nhân Bạch Tước. Nhưng chính vì cái tính hiếu thắng hay tò mò của cậu mà làm mối tình này phải giữa đường đứt gánh.
Trong "Ngôi nhà tranh" còn có bà cụ Tần ngang ngược, suốt đời gắn bó với ngôi nhà nhỏ nằm ở góc Tây Bắc của trường Du Ma Địa, mọi người bảo dọn đi thì không đi, khi đi rồi, mọi người bảo dọn về thì lại không về, khiến mọi người trong làng đều cảm thấy khó xử. Có Tế Mã, cậu bé từ vùng khác tới, cảm thấy bị cô lập vì mọi người không hiểu mình, suốt ngày chỉ biết chăn dê và chơi với chúng. Có cô giáo Ôn Ấu Cúc, vì nhớ mãi nồi thuốc của bà nội nấu cho mình trong những ngày đau ốm mà sau này cô mở một “dược liệu” nhỏ ngay trong trường tiểu học Du Ma Địa để chữa bệnh cho học sinh trong trường.
"Ngôi nhà tranh" là một cuốn tiểu thuyết đẹp từ đầu cho tới cuối truyện, là hiện thân của người dân quê chân chất, hiền hậu và đầy tình yêu thương. Chính vì thế mà bộ phim cùng tên do chính tác giả chuyển thể từ tác phẩm này đã nhận được nhiều giải thưởng cao quý: Giải điện ảnh Kim Kê Trung Quốc lần thứ 19 cho Kịch bản xuất sắc nhất, Giải điện ảnh Đồng Ngưu Trung Quốc lần thứ 8 cho Kịch bản xuất sắc nhất, Giải Hồ điệp vàng tại Liên hoan phim quốc tế Tehran lần thứ 14, Giải Sư tử đồng tại Liên hoan phim quốc tế Giffoni (Italia) lần thứ 13.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Câu chuyện cuộc sống: ngày vui sẽ đến

Câu chuyện cuộc sống: ngày vui sẽ đến

27 Apr, 09:00 AM

Kinhtedothi - Sau giờ làm việc, Việt lựa chọn cho mình một góc sân nhỏ của bệnh viện để nghỉ ngơi. Đêm rằm đầu Hạ, vầng trăng tròn vành vạnh, những cơn gió mát thổi qua khiến Việt tỉnh người, những căng thẳng của một ngày làm việc vì thế cũng dần bị xua tan. Rồi Việt bị thu hút bởi câu chuyện của hai người phụ nữ ngồi gần đó. Họ tranh thủ ăn hộp cơm nguội ngắt và trò chuyện với nhau về gia đình, con cái.

Vấn vương mùa lá sấu bay

Vấn vương mùa lá sấu bay

23 Apr, 12:02 PM

Kinhtedothi - Người ta thường biết và nhớ tới mùa Thu của Hà Nội bởi thảm lá vàng rơi như mùa thay áo mới, nhưng Hà Nội những ngày tháng Tư về cũng mang vẻ đẹp nao lòng bởi thảm lá sấu xào xạc, nhẹ nhàng rơi trong nắng mới đầu Hạ.

Xao xuyến khúc giao mùa

Xao xuyến khúc giao mùa

14 Apr, 02:08 PM

Kinhtedothi - Tháng Tư về, phố Hà thành chợt mơ màng trong hương sắc riêng của khúc giao mùa. Mỗi góc phố, con đường quen gieo vào lòng người chút xao xuyến của thời khắc chuyển giao từ Xuân sang Hạ.

Nhớ nghĩa đồng bào trong mâm cúng trôi chay

Nhớ nghĩa đồng bào trong mâm cúng trôi chay

30 Mar, 05:13 PM

Ngày mồng Ba tháng Ba âm lịch cũng nhằm vào lúc thời tiết phong quang, tươi sáng, gió xuân vãn thổi hiu hiu, cây cối đâm chồi nảy lộc. Ấy là lúc chúng ta lại nhớ về ngày giỗ Tổ 10.3. Thế là nhà nhà nô nức xay bột để làm bánh trôi, bánh chay theo tích quốc mẫu Âu Cơ đẻ 100 trứng, nở ra 100 con từ một bào thai.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ