Theo Moody’s, kết quả cuộc trưng cầu sẽ khiến Anh trải qua “một thời kỳ bất ổn dài hạn”. Trong khi đó, Thủ tướng Anh David Cameron đang chịu áp lực đẩy nhanh tiến trình “ly hôn” với EU từ lãnh đạo Brussels. Theo lãnh đạo EU Jean-Claude Juncker, đây không phải “cuộc ly hôn thân mật”, mà “không còn là một vấn đề tình cảm sâu sắc” nữa. Cụ thể, hãng này khẳng định, kết quả trưng cầu dân ý “cho thấy triển vọng phát triển trung hạn của Anh ở mức tiêu cực”, đồng thời hạ bậc tín dụng nợ và phát hành dài hạn của nước này từ “ổn định” xuống “tiêu cực”.
Đồng bảng Anh có thời điểm giảm giá thấp nhất 31 năm so với USD, sau khi cuộc trưng cầu dân ý kết thúc. |
Thêm vào đó, hãng này cho biết: “Theo Moody’s nhìn nhận, mức suy giảm từ tăng trưởng kinh thế thấp sẽ lớn hơn khoản phí thành viên Anh tiết kiệm sau khi rời EU”.
Colin Ellis, chuyên gia tín dụng trưởng tại Moody’s ngày 26/6 cho biết, mức đánh giá tín nhiệm mới sẽ gây tác động dài hạn lên các hộ gia đình Anh. “Mức đánh giá tín nhiệm thấp sẽ gia tăng chi phí vay, ảnh hưởng tiêu cực tới các DN và hộ gia đình trong một thời gian dài”, theo ông Ellis. Những thông tin này được đưa ra chưa đầy 2 ngày sau khi Anh quyết định rời EU trong cuộc trưng cầu dân ý lịch sử. Một trong những hệ lụy của cuộc trưng cầu dân ý là đồng bảng Anh lao dốc xuống mức thấp nhất trong 31 năm so với USD trong phiên giao dịch hôm 24/6. Boris Johnson, cựu thị trưởng London – giới chức tiên phong ủng hộ Anh rời EU được đồn đoán sẽ trở thành Thủ tướng Anh tiếp theo sau khi ông David Cameron tuyên bố từ nhiệm. Trong khi đó, Jeremy Corbyn – lãnh đạo đảng Lao động lại gặp áp lực xuống ghế do vấp phải nhiều chỉ trích rằng, ông không đủ khả năng thuyết phục các thành viên đồng đảng bầu cho Anh ở lại khối liên minh lâu đời. Một cuộc hội đàm giữa lãnh đạo 27 quốc gia thành viên còn lại của EU sẽ được tổ chức vào ngày 29/6 tới. Tuy nhiên, ông David Cameron không “được mời tham dự”.