Trên sông Hồng ngày nay vẫn tồn tại nhiều kiểu làng với những xóm chài, làng chài nhỏ mang đậm sắc thái sông nước và làng nghề truyền thống từ lâu đời.
Rời bến, xuôi theo dòng sông Hồng du khách có thể ngắm nhìn những xóm chài, làng nghề tất bật nhộn nhịp hàng hóa và những ngôi đền cổ. Sau độ 2 giờ ngồi thuyền, địa điểm đầu tiên của hành trình khám phá sông Hồng chính là đền Dầm (Thường Tín, Hà Nội) thờ Mẫu Thủy là một trong ba Thánh Mẫu của văn hóa tâm linh Việt Nam.
Theo truyền thuyết đền thờ Công chúa Hoàng Long người đã bị đày xuống đầu thai làm con vua Thủy Tề vì làm vỡ chén ngọc. Được chàng Liễu Nghị giải oan, để trả ơn, nàng đã hiện về báo mộng giúp Trần Hưng Đạo đánh thắng giặc ngoại xâm và được vua phong thần, có chiếu chỉ cho Nhân dân đời đời thờ phụng. Đền hiện nay có 7 sắc phong. Đền có Cổ lầu là một tòa nhà cổ hai tầng, mái hình lục giác; có Nghinh môn với 6 trụ lực lưỡng, uy nghiêm, có cây đa trên 800 năm tuổi.Hành trình dọc sông, du khách còn được vãn chảnh đền Đại Lộ được xây dựng từ chiều Trần và cũng là ngôi đền thờ Mẫu Thượng Thiên, Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Thoải, Mẫu Địa. Trước khi ăn trưa trên tàu du khách có dịp tham quan đền Chử Đồng Tử - Tiên Dung là một người nhân hậu với tấm lòng bao dung không màng danh lợi. Chử Đồng Tử - Tiên Dung, những con người không tham danh vọng, không màng phú quý vinh hoa, suốt đời chỉ tìm đến với những cái đẹp trong thiên nhiên, khai phá tạo dựng những bãi bồi phù sa đã đi vào cõi bất tử trong tâm linh của người dân đất Việt. Đền này do tiến sĩ Chu Mạnh Trinh (người làng Phú Thị, tổng Mễ Sở, huyện Đông Yên, phủ Khoái Châu, Hưng Yên, nay thuộc Văn Giang, Hưng Yên) đứng ra vận động nhân tài, vật lực của Nhân dân tám thôn tổng Mễ cùng thập phương công đức để xây dựng, tôn tạo năm 1894 trên nền một ngôi đền cổ. Đền nằm trên một khu đất cao, rộng, bằng phẳng, hình chữ nhật có tổng diện tích 18.720m2, bao gồm 18 nóc nhà lớn nhỏ. Con số này là gợi nhớ cho du khách tới thiên tình sử của nàng Tiên Dung công chúa vừa tròn 18 tuổi, diễn ra vào đời Hùng Vương thứ 18.Tham gia tour, du khách sẽ được thưởng thức một bữa ăn trên tàu bằng chính những đặc sản của dòng sông này, là những con tôm, con tép còn tươi rói, là con cá còn dính phù sa sông Hồng, là bó cải trồng ở bãi bồi ven sông, thấm đẫm hồn quê Việt.Tàu tiếp tục hành trình ngược dòng Sông Hồng quý khách tham quan và mua sắm đồ lưu niệm tại làng gốm Bát tràng (Gia Lâm, Hà Nội) với những kĩ nghệ tinh xảo. Theo nghĩa Há Việt, chữ Bát là bát ăn của nhà sư (tiếng Phạn là Patra), chữ Tràng (còn đọc là Trường) nghĩa là "cái sân lớn", là mảnh đất dành riêng cho chuyên môn. Làng gốm Bát Tràng được hình thành từ thời Lý. Khi Vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long, 5 dòng họ làm nghề gốm nổi tiếng của làng Bồ Bát, huyện Yên Mô, phủ Trường Yên (nay thuộc huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình) là Trần, Vương, Nguyễn, Lê, Phạm đã quyết định đưa các nghệ nhân làm gốm và gia đình dời làng di cư về kinh thành Thăng Long tìm đất lập nghiệp. Đến Bạch Thổ phường thuộc huyện Gia Lâm, phủ Thuận An (nay là xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội) - nơi có nguồn nguyên liệu tốt để làm đồ gốm là đất sét trắng, 5 dòng họ đã kết hợp với dòng họ Nguyễn ở đây mở lò sản xuất gốm, lập nên làng gốm Bát Tràng. Hãy trải nghiệm để hiểu vì sao Lưu Quang Vũ đã thốt lên những áng thơ giàu hình ảnh về một dòng sông gắn với hơn 1.000 năm lịch sử đất Kinh kỳ: Một con sông dịu dàng như lục bát/ Một con sông phập phồng muôn bắp thịt/ Một con sông đỏ rực/ Nhuộm hồng nâu da người.