Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Một trải nghiệm về tranh dân gian Kim Hoàng tại trường học

Kinhtedothi - Sáng 1/10, Phòng GD&ĐT huyện Hoài Đức và Sở GD&ĐT Hà Nội đã tổ chức chuyên đề “Đưa di sản Văn hóa địa phương vào dạy Mỹ thuật qua bài học “Tìm hiểu và trải nghiệm tranh Kim Hoàng”

Theo Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Phạm Quốc Toản, năm học 2024 -2025 là năm học đầu tiên thực hiện trọn vẹn chương trình Giáo dục Phổ thông 2018 (từ lớp 6 đến lới 9 ở tất cả các môn học); trong đó Nghệ thuật là 1 trong 10 môn học chính thức của chương trình. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học, hằng năm Sở GD&ĐT Hà Nội vẫn có văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của từng môn học, từng nội dung môn học.

Các học sinh Trường THCS Di Trạch huyện Hoài Đức trong vai các nghệ nhân nhí của làng tranh dân gian Kim Hoàng.

Nghệ thuật là môn học đặc thù đòi hỏi năng khiếu bao gồm 2 nội dung: âm nhạc và mỹ thuật, có chương trình học và sách giáo khoa riêng biệt…, nhưng do đặc thù, đội ngũ giáo viên dạy mỹ thuật trong mỗi trường ít, nên việc sinh hoạt chuyên môn bằng hình thức chuyên đề là hết sức cần thiết. Qua đó, các giáo viên được trao đổi, chia sẻ, học tập, rút kinh nghiệm lẫn nhau, điều này giúp cho việc dạy và học ở mỗi đơn vị đạt hiệu quả tốt hơn.

Chuyên đề “Đưa di sản Văn hóa địa phương vào dạy Mỹ thuật qua bài học “Tìm hiểu và trải nghiệm tranh Kim Hoàng”, do Phòng GD&ĐT huyện Hoài Đức thực hiện, với sự tham gia của các đơn vị thuộc ngành giáo dục Thủ đô, nhằm đáp ứng nhu cầu về đổi mới nội dung và phương pháp dạy bộ môn Mỹ thuật. 

Các học sinh Trường THCS Di Trạch trình diễn chuyên đề "Trải nghiệm tranh dân gian Kim Hoàng"

Chuyên đề “Tìm hiểu và trải nghiệm tranh dân gian Kim Hoàng”, do cô Nguyễn Thị Bình và các học sinh trường THCS Di Trạch (huyện Hoài Đức), trình diễn đã đem đến cho người xem màn khám phá về lịch sử hình thành, phát triển, mai một và phục hồi nghề làm tranh dân gian ở làng KimHoàng (xã Vân Canh, huyện Hoài Đức), một di sản văn hóa của địa phương. 

Tranh dân gian Kim Hoàng, di sản của người dân Hoài Đức

Điều này đáp ứng những yêu cầu về đổi mới nội dung, phương pháp dạy học Mỹ thuật, trong hướng tới phát huy cao nhất năng lực chủ động sáng tạo của học sinh, thông qua các hoạt động học tập bộ môn. Đồng thời thực hiện tốt việc sử dụng di sản văn hóa, theo hướng dẫn (số 73/HDBGDĐT – BHVTTD, của liên Bộ GD&ĐT, Bộ VHTT&DL năm 2013), khai thác triệt để di sản văn hóa, nghệ thuật tại địa phương, lồng ghép vào dạy môn học; cũng như tuyên truyền, giáo dục về di sản văn hóa đến với học sinh trên địa bàn Hà Nội.

Cháy lớn tại xưởng may ở Di Trạch, huyện Hoài Đức

Cháy lớn tại xưởng may ở Di Trạch, huyện Hoài Đức

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Quận Nam Từ Liêm: nỗ lực phổ cập tri thức số cho người dân

Quận Nam Từ Liêm: nỗ lực phổ cập tri thức số cho người dân

29 May, 05:04 AM

Kinhtedothi - Xác định lấy người dân làm trung tâm, là chủ thể chính thực hiện cuộc cách mạng về chuyển đổi số, quận Nam Từ Liêm đang tích cực triển khai nhiều mô hình sáng tạo, cách làm hiệu quả nhằm phổ cập tri thức số cho người dân trên địa bàn.

Nâng cao công tác phòng cháy, chữa cháy tại chợ Hà Đông

Nâng cao công tác phòng cháy, chữa cháy tại chợ Hà Đông

28 May, 03:49 PM

Kinhtedothi - Tình hình cháy, nổ đang diễn ra ngày càng phức tạp, gây thiệt hại về tài sản và tính mạng con người, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân. Do vậy, Ban quản lý chợ Hà Đông xác định chợ là nơi kinh doanh và thường chứa mặt hàng tiềm ẩn nguy cơ xảy ra cháy nổ cao. Chính vì vậy, Ban quản lý chợ luôn đặt công tác PCCC lên hàng đầu…

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ