Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

MTTQ triển khai lấy ý kiến, truyền thông tạo đồng thuận cao với dự thảo Nghị quyết sửa đổi Hiến pháp

Kinhtedothi- Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (T.Ư MTTQ) Việt Nam vừa ban hành Kế hoạch số 60/KH-MTTW-BTT về việc tổ chức lấy ý kiến trong hệ thống MTTQ Việt Nam đối với dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013. Mục tiêu là nhằm phát huy vai trò, trách nhiệm của MTTQ Việt Nam trong việc tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền thông qua việc góp ý kiến, hoàn thiện dự thảo sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013.

Thời gian lấy ý kiến đến hết ngày 30/5/2025

Kế hoạch số 60/KH-MTTW-BTT của Ban Thường trực Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam về việc tổ chức lấy ý kiến trong hệ thống MTTQ Việt Nam đối với dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam năm 2013 (dự thảo Nghị quyết) nêu rõ, mục tiêu là nhằm phát huy vai trò, trách nhiệm của MTTQ Việt Nam trong việc tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền thông qua việc góp ý kiến, hoàn thiện dự thảo sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013; nâng cao nhận thức và trách nhiệm của mỗi cá nhân, cơ quan, tổ chức trong hệ thống MTTQ Việt Nam đối với việc sửa đổi Hiến pháp và thi hành Hiến pháp.

Kế hoạch yêu cầu tổ chức thảo luận, lấy ý kiến của Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp, tổ chức thành viên, các tổ chức xã hội khác; đại diện giới nhân sĩ, trí thức, luật gia, các dân tộc, các tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Việc tổ chức phải được tiến hành dân chủ, khoa học, công khai, minh bạch; bảo đảm tiến độ, chất lượng, thiết thực, tiết kiệm theo đúng phương thức tổ chức và hoạt động của MTTQ Việt Nam.

Cùng đó, tăng cường công tác thông tin tuyên truyền trong hệ thống Mặt trận và đoàn viên, hội viên của các tổ chức thành viên; động viên các tầng lớp Nhân dân tích cực tham gia góp ý bằng các hình thức phù hợp; tổng hợp đầy đủ, chính xác, khách quan các ý kiến đóng góp của hệ thống Mặt trận để phản ánh kịp thời đến Quốc hội, các cơ quan liên quan.

Đối tượng lấy ý kiến là Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp; các tổ chức CT-XH và tổ chức thành viên của MTTQ Việt Nam; các chuyên gia, nhà khoa học, hội đồng tư vấn của Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam; các vị Ủy viên Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam.

Nội dung lấy ý kiến về toàn bộ dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam năm 2013, gồm bố cục, nội dung và kỹ thuật trình bày.

Tài liệu phục vụ lấy ý kiến gồm: Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam năm 2013; bản thuyết minh về dự thảo Nghị quyết; bản so sánh các nội dung dự kiến sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 với quy định hiện hành của Hiến pháp.

Hình thức lấy ý kiến là trực tiếp bằng văn bản (bản giấy, thư điện tử) áp dụng cho tất cả đối tượng; tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm; góp ý kiến trên Cổng TTĐT của cơ quan, tổ chức, MTTQ địa phương các cấp.

Thời gian lấy ý kiến bắt đầu từ ngày 6/5 đến hết ngày 30/5/2025.

Lấy ý kiến bằng các hình thức phong phú

Để thực hiện kế hoạch, Ban Thường trực Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam ban hành văn bản hướng dẫn việc tổng hợp ý kiến về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013; tổ chức công tác tuyên truyền phổ biến, truyền thông rộng rãi bằng các hình thức phù hợp trong quá trình tổ chức lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết; định hướng tư tưởng để tạo sự đồng thuận, thống nhất cao với việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp; động viên các tầng lớp Nhân dân tích cực tham gia góp ý kiến dự thảo Nghị quyết.

Đồng thời, xây dựng chuyên mục tiếp nhận ý kiến góp ý, phản ánh, đưa tin về quá trình lấy ý kiến Nhân dân trên Báo Đại Đoàn kết, Cổng TTĐT của Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam, fanpage của MTTQ (từ ngày 6/5/2025 đến khi Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 được Quốc hội thông qua).

Ban Thường trực Ủy ban T.Ư Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ban hành văn bản hướng dẫn việc tổng hợp ý kiến về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013

Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam tiếp nhận góp ý trực tiếp, bằng văn bản của các nhân sĩ, trí thức, luật gia, người tiêu biểu các dân tộc thiểu số, chức sắc các tôn giáo là Ủy viên Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam, chuyên gia, nhà khoa học về lĩnh vực pháp luật (bản giấy, thư điện tử), gửi về Ban Thường trực Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam (qua Ban Dân chủ, Giám sát và Phản biện xã hội) hoặc qua hộp thư điện tử bandcgspbxh@gmail.com.

Cùng đó, tổ chức các hội nghị lấy ý kiến vào dự thảo Nghị quyết trong thời gian từ ngày 6/5 đến 20/5: lấy ý kiến các vị trong Ban Thường trực các thời kỳ, Đoàn Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam; lấy ý kiến các tổ chức thành viên; lấy ý kiến các nhân sĩ, trí thức, luật gia, người tiêu biểu các dân tộc thiểu số, chức sắc các tôn giáo là Ủy viên Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam, các chuyên gia, nhà khoa học về lĩnh vực pháp luật; lấy ý kiến của các hội đồng tư vấn.

Ngoài ra, tập hợp ý kiến gửi trực tiếp, góp ý tại các hội nghị, báo cáo tổng hợp của T.Ư các tổ chức CT-XH, các tổ chức thành viên Mặt trận; Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam các tỉnh, TP.

Việc xây dựng dự thảo Báo cáo kết quả lấy ý kiến của MTTQ Việt Nam hoàn thành trước ngày 23/5; tổ chức các hội nghị lấy ý kiến vào dự thảo Báo cáo tổng hợp kết quả lấy ý kiến của MTTQ Việt Nam trong thời gian từ 23/5 đến 30/5.

Truyền thông rộng rãi

Kế hoạch cũng nêu rõ, T.Ư các tổ chức CT-XH, hướng dẫn việc tổ chức lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết trong hệ thống tổ chức mình; tổ chức công tác tuyên truyền, phổ biến, truyền thông rộng rãi bằng hình thức phù hợp trong quá trình tổ chức lấy ý kiến; định hướng tư tưởng để tạo sự đồng thuận, thống nhất cao với việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp; động viên đoàn viên, hội viên tích cực tham gia góp ý kiến dự thảo Nghị quyết.

Đồng thời, xây dựng chuyên mục tiếp nhận ý kiến góp ý, phản ánh, đưa tin về quá trình lấy ý kiến Nhân dân về dự thảo Nghị quyết trên các báo, tạp chí, cổng TTĐT, fanpage của tổ chức CT-XH (từ ngày 6/5/2025 đến khi Nghị quyết được Quốc hội thông qua).

Chủ trì tổ chức việc lấy ý kiến trong đoàn viên, hội viên đối với dự thảo Nghị quyết bằng hình thức phù hợp, trong đó tập trung vào các quy định liên quan trực tiếp tổ chức mình trong dự thảo Nghị quyết; tập hợp, tổng hợp, xây dựng báo cáo kết quả lấy ý kiến vào dự thảo Nghị quyết của hệ thống tổ chức.

T.Ư các tổ chức thành viên của Mặt trận cũng cần tổ chức tuyên truyền phổ biến, truyền thông rộng rãi bằng các hình thức phù hợp trong quá trình tổ chức lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết, định hướng tư tưởng để tạo đồng thuận, thống nhất cao với việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp; động viên đoàn viên, hội viên tích cực tham gia góp ý; tổ chức việc lấy ý kiến trong đoàn viên, hội viên bằng hình thức phù hợp.

Bên cạnh đó, Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam đề nghị Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam tổ chức hội thảo lấy ý kiến các nhà khoa học; Hội Luật gia Việt Nam, Liên đoàn Luật sư Việt Nam lấy ý kiến những người có kinh nghiệm trong công tác xây dựng pháp luật, giới luật gia, luật sư; tập hợp, xây dựng báo cáo kết quả lấy ý kiến của tổ chức mình.

Kế hoạch cũng phân công Phó Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam phụ trách lĩnh vực dân chủ, giám sát và phản biện xã hội chỉ đạo, điều hành việc chuẩn bị và tổ chức các hoạt động lấy ý kiến, việc xây dựng báo cáo tổng hợp lấy ý kiến của MTTQ Việt Nam gửi Chính phủ.

T.Ư các tổ chức CT-XH và các tổ chức thành viên chủ động xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện kế hoạch lấy ý kiến của tổ chức mình; gửi báo cáo kết quả lấy ý kiến về Ban Thường trực Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam trước ngày 22/5.

Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam các tỉnh, TP trực thuộc T.Ư căn cứ Kế hoạch này xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện kế hoạch lấy ý kiến vào dự thảo Nghị quyết trên địa bàn tỉnh; tập hợp, tổng hợp, xây dựng báo cáo kết quả lấy ý kiến gửi Ban Thường trực Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam, hoàn thành trước ngày 22/5.

Hà Nội: cán bộ Mặt trận tích cực ứng dụng chuyển đổi số

Hà Nội: cán bộ Mặt trận tích cực ứng dụng chuyển đổi số

Dòng sự kiện:
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Mở ra không gian phát triển mới cho Thủ đô

Mở ra không gian phát triển mới cho Thủ đô

08 May, 11:09 AM

Kinhtedothi - Theo chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã vừa được HĐND TP thông qua, Hà Nội sẽ có 126 xã, phường mới. Cùng với cả nước, 126 đơn vị hành chính cấp cơ sở mới của TP Hà Nội khi đi vào hoạt động sẽ mở ra không gian mới cho sự phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô...

Chủ tịch Hà Nội chỉ đạo xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân liên quan đến buôn bán thuốc giả, sữa giả

Chủ tịch Hà Nội chỉ đạo xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân liên quan đến buôn bán thuốc giả, sữa giả

08 May, 10:32 AM

Kinhtedothi - Để kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm hoạt động sản xuất, buôn bán thuốc chữa bệnh giả, sữa giả và thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả, đảm bảo an toàn và quyền lợi chính đáng của người dân, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu Công an Thành phố khẩn trương điều tra các vụ việc, vụ án đã được phát hiện, xử lý theo thẩm quyền và quy định của pháp luật.

Sửa đổi Luật, bỏ các quy định về thanh tra bộ, tổng cục, cục, sở, cấp huyện

Sửa đổi Luật, bỏ các quy định về thanh tra bộ, tổng cục, cục, sở, cấp huyện

08 May, 10:17 AM

Kinhtedothi- Sáng 8/5, tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV đã nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra Dự thảo Luật Thanh tra (sửa đổi). Trong đó, Dự Luật lược bỏ hoàn toàn quy định về Thanh tra Bộ, Thanh tra Tổng cục, Cục thuộc Bộ, cơ quan thanh tra ở cơ quan thuộc Chính phủ, Thanh tra sở, Thanh tra huyện, tổ chức...

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ