Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Mục tiêu lớn nhất là nâng cao chất lượng sống của Nhân dân

Trần Hà
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Chiều 7/12, phát biểu cuối phiên chất vấn và tái chất vấn tại Kỳ họp thứ 3, HĐND TP, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung đã đề cập đến hàng loạt vấn đề trọng tâm của TP, làm rõ thêm các nội dung mà ĐB và cử tri quan tâm.

Ùn tắc giao thông: Không vì nan giải mà chùn bước
Về vấn đề giao thông, trước câu hỏi của ĐB, 3 - 5 năm nữa, hạ tầng giao thông có đảm bảo được không? Chủ tịch UBND TP cho biết: Hạ tầng hiện nay so với tình hình gia tăng dân số gần 200.000 người, số lượng ô tô, xe máy hàng tháng... có thể nói chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế. Nhưng ùn tắc giao thông có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân ý thức tham gia giao thông. Để cải thiện hạ tầng, TP đã triển khai nhiều giải pháp, trong đó một số công trình như tuyến tàu điện trên cao Cát Linh – Hà Đông; tháng 10/2021 có tuyến tàu điện Nhổn – Ga Hà Nội; cố gắng quý I/2017 khởi công tuyến đường sắt từ Nam Thăng Long đi Trần Hưng Đạo.
 Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung phát biểu tại phiên chất vấn và tái chất vấn. Ảnh: Phạm Hùng

Đồng thời tăng số lượng xe buýt hiện có, phấn đấu đến năm 2018 tăng gấp đôi số lượng xe buýt TP để tăng vận tải xe buýt. Các công trình trọng điểm của TP từ nay đến 2020 – 2021 phát triển cầu bắc qua sông Hồng, kết nối xong vành đai 1, 2, 3, vành đai 3,5... Cùng với
* Trả lời câu hỏi ĐB Nguyễn Minh Đức (tổ Thanh Xuân) về tình trạng có nhà ở xã hội bán không đúng đối tượng, Chủ tịch UBND TP cho biết: Trong thời gian qua, Hà Nội là một trong những tỉnh, TP đi đầu cả nước về phát triển nhà ở xã hội. Tuy nhiên có một số dự án khi thực hiện bán, dư luận phản ánh có đối tượng không đủ tiêu chuẩn, thậm chí mua xong lại bán. Đã cho kiểm tra lại, thì thấy rằng ĐB nói đúng là có việc mua đi bán lại. Hiện có bất cập là tiêu chí quy định đối với người mua nhà ở xã hội sau 5 năm mới được bán, tuy nhiên theo Luật Dân sự lại quy định tài sản của họ thì họ được quyền sử dụng. Đây là vấn đề bất cập trong nhiều hội thảo, chuyên gia đã đưa ra. Vấn đề này, TP tiếp thu, giao Sở Xây dựng trong thời gian tới quản lý chặt chẽ hơn vấn đề này để bảo đảm trong quá trình bán đúng đối tượng cần sử dụng...
 * Liên quan đến việc nạo vét bùn Hồ Tây, Chủ tịch UBND TP cho biết: Chiều 6/12, đã nhận được văn bản của UBND quận Tây Hồ báo cáo trong 4 gói dự án thực hiện từ năm 2011 đến nay có trị giá 128 tỷ đồng, hiện nay trị giá quyết toán hơn 80 tỷ đồng. Riêng dự án nạo vét khu vực đường Thanh Niên sau khi xảy ra sự cố cá chết ở Hồ Tây, UBND TP đã yêu cầu dừng dự án này lại để nghiên cứu, đánh giá lại. Theo con số báo cáo của UBND quận Tây Hồ thì đã nạo vét được khoảng 440.000m3 bùn và được đổ ở 2 nơi là Vĩnh Quỳnh (Đông Anh) và Thanh Trì. Trong thời gian tới, TP sẽ có khảo sát, đánh giá lại. Tuy nhiên, với dự án này và với khảo sát sơ bộ vừa qua, việc nạo vét thời gian qua chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế để có thể làm sạch được toàn bộ Hồ Tây. Chính vì vậy, thực hiện theo ý kiến của Bí thư Thành ủy Hà Nội, Ban cán sự UBND TP đang thuê các tư vấn trong và ngoài nước để khảo sát, đánh giá xây dựng đề án tổng thể, biến Hồ Tây thành khu vui chơi, giải trí, du lịch, đặc biệt phát triển là đua thuyền và thu hút khách du lịch trọng tâm cho TP.
đó là hạ tầng khung, tăng cường giải pháp giao thông thông minh, hạn chế dần giao thông nội đô, hạn chế dần phương tiện giao thông vào nội đô. “Ách tắc giao thông là vấn đề nan giải ở các đô thị lớn trên thế giới, tuy nhiên không phải vì nan giải mà chùn bước. Với quyết tâm của TP và phát triển hạ tầng là một trong những khâu đột phá nhiệm kỳ này, tin tưởng và hy vọng 5 năm tới giao thông Hà Nội cải thiện một cách đáng kể” - Chủ tịch UBND TP cho biết. Đồng thời thông tin: Có ĐB hỏi, trong phê duyệt quy hoạch có tính đến giao thông không? Đều tính đến vấn đề giao thông. Thậm chí tính toán cả không gian ngầm, bãi đỗ xe... Tất cả các yếu tố đó đều tính toán khoa học theo tiêu chuẩn, quy chuẩn Chính phủ quy định.
Vấn đề xe thô sơ và xe 3 bánh, Chủ tịch UBND TP cho biết: Từ trước đến nay, TP ưu ái tạo điều kiện cho đúng các đối tượng là thương binh nằm trong các công ty có đăng ký với Sở LĐTB&XH, chứ không phải cá nhân tự phát triển. Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua, rất nhiều đối tượng giả danh thương binh chạy xe. Mấy năm qua, Công an TP và Sở GTVT quyết liệt xử lý, thu và tiêu hủy hàng nghìn xe, cho nên Quyết định 06 của UBND TP không trái gì so với quy định của Chính phủ. Đề nghị Công an TP và Sở GTVT mở các đợt cao điểm tịch thu. Đồng thời, quy trách nhiệm cho cán bộ cơ sở để kiểm soát cơ sở sản xuất xe, người ta không dám sản xuất xe này.
Đội phản ứng nhanh: Nếu phù hợp sẽ áp dụng
Với đề xuất của ĐB về xây dựng lực lượng phản ứng nhanh để giải quyết các vấn đề nhức nhối đô thị, theo Chủ tịch UBND TP, tổng kết lại các vi phạm trật tự đô thị, có thể nói vấn đề vi phạm trật tự xây dựng, và vi phạm đô thị nói chung hiện nay diễn ra một cách nghiêm trọng, nhức nhối. Nhận thức được vấn đề này, Thường thực Thành ủy quan tâm chỉ đạo và Ban cán sự Đảng UBND TP họp nhiều lần, qua đó thấy những bất cập, cho nên sắp xếp lại toàn bộ lực lượng thanh tra xây dựng chuyển về UBND các quận, huyện quản lý, trở thành đội trật tự xây dựng. Hy vọng với việc đưa xuống cơ sở kiểm tra, trật tự xây dựng sẽ kiểm soát tốt hơn. “Riêng việc ĐB nêu có lập đội phản ứng nhanh không? Chúng tôi xin tiếp thu và sẽ nghiên cứu, nếu phù hợp thì áp dụng” - Chủ tịch UBND TP nêu.
Đồng thời trao đổi về vấn đề quản lý vỉa hè lòng đường, Chủ tịch UBND TP cho biết: Nếu quản lý vỉa hè, lòng đường không làm tốt thì chắc chắn vấn đề giao thông Hà Nội cũng sẽ không tốt. Trong những năm qua, lực lượng cảnh sát trật tự Công an TP, công an phường đã phối hợp chặt chẽ với Thanh tra Sở GTVT, đặc biệt sự vào cuộc của Chủ tịch, Phó Chủ tịch các phường đã làm rất tốt vấn đề này. Ngày 12/12/2012, trực tiếp Thành ủy Hà Nội đã ra Chỉ thị số 14 liên quan trật tự vỉa hè, trong 4 năm qua đã thực hiện rất tốt, tuy nhiên từ đầu năm 2016 đến nay, lực lượng liên quan trật tự của Công an TP có giãn ra. “Đề nghị Giám đốc Công an TP nâng cao trách nhiệm của lực lượng trật tự của cấp phường, quận, TP. Hai vấn đề này đi song song với nhau, nếu không giải quyết được vỉa hè, lòng được thì chắc chắn giao thông Hà Nội còn ách tắc” - Chủ tịch UBND TP đề nghị.
Trước câu hỏi của ĐB tại sao không ứng dụng CNTT trong công khai quy hoạch, Chủ tịch UBND TP cho biết: TP đã triển khai chính quyền điện tử, đang số hóa toàn bộ dữ liệu liên quan đến đất đai, quy hoạch đô thị và cam kết với ĐB, trong thời gian ngắn, đến năm 2020, người dân có thể xem toàn bộ quy hoạch trên không gian mạng.
Sẽ có lộ trình kiểm soát vấn đề ATTP
Liên quan vấn đề thực phẩm, công tác đảm bảo ATTP hiện nay từ Chính phủ và người dân rất quan tâm. Theo Chủ tịch UBND TP, ngay từ đầu năm, TP đã thành lập ban chỉ đạo chung, rà soát kiểm tra các văn bản quy định của Bộ NN&PTNT, Y tế, Công Thương, trên cơ sở đó xây dựng đề án tổng thể cho Hà Nội. Chủ tịch UBND TP cho biết, thời gian tới, cần kiểm soát 2 vấn đề: Thứ nhất, liên quan đến xuất xứ nguồn gốc hàng hóa, truy xuất được nguồn gốc hàng hóa đảm bảo. Thứ hai là kiểm duyệt được toàn bộ quá trình nuôi trồng, sản xuất đối với vật nuôi, cây trồng; kiểm soát được quá trình lưu thông, quá trình phân phối đến tay người tiêu dùng. Toàn bộ quá trình phải theo quy trình quy chuẩn và có phương tiện bảo quản, người tham gia vào phải có kiến thức. TP sẽ sớm ban hành lộ trình từ nay đến năm 2020 để kiểm soát vấn đề VSATTP. Đây là vấn đề quan trọng trong nhiệm kỳ của TP đặt ra, cũng là mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
Trong phát biểu trước HĐND TP, Chủ tịch UBND TP cũng đánh giá lại những công việc nổi bật của TP trong năm vừa qua, đồng thời khẳng định quyết tâm khắc phục những hạn chế trong quản lý, điều hành. Mục tiêu cao nhất là nâng cao chất lượng sống cho người dân, cải thiện môi trường đầu tư, thu hút DN… Chủ tịch UBND TP cũng khẳng định: Để người dân đón Tết vui tươi, an toàn nhất, TP đã chỉ đạo các ngành, các cấp tập trung lo chu đáo các vấn đề như trật tự an ninh, không để xảy ra tình trạng hàng hóa tăng giá…