Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Mỹ cân nhắc công nhận Crimea thuộc Nga

Kinhtedothi - Bán đảo Crimea, nơi có đa số cư dân là người Nga, đã bỏ phiếu ly khai khỏi Ukraine và sáp nhập vào Nga hồi năm 2014, ngay sau cuộc đảo chính tại Kiev được phương Tây hậu thuẫn.

 Bảo tàng Novy Khersones ở Sevastopol, bán đảo Crimea, Nga. Nguồn:Sputnik

RT dẫn nguồn tin từ Bloomberg cho biết, Washington đang xem xét khả năng công nhận Crimea là lãnh thổ của Nga như một phần trong thỏa thuận hòa bình với Moscow - động thái có thể đánh dấu bước ngoặt trong cuộc xung đột kéo dài hơn một thập kỷ qua giữa Nga và Ukraine.

"Hiện Mỹ chưa đưa ra quyết định cuối cùng" - hãng tin này dẫn lời một quan chức giấu tên. Tuy nhiên, vấn đề này đã được đưa ra thảo luận ở cấp cao nhất cho thấy sự thay đổi đáng kể trong quan điểm của Washington đối với vấn đề Crimea.

Bán đảo Crimea, nơi có đa số cư dân là người Nga, đã bỏ phiếu ly khai khỏi Ukraine và sáp nhập vào Nga hồi năm 2014, ngay sau cuộc đảo chính tại Kiev được phương Tây hậu thuẫn.

Trong khi Nga xem đây là một quá trình "hợp pháp và đúng nguyện vọng người dân", Ukraine và phương Tây luôn coi cuộc trưng cầu dân ý là bất hợp pháp và khẳng định chủ quyền của Kiev đối với bán đảo này.

Trưởng đoàn đàm phán Mỹ, ông Steve Witkoff, sau cuộc gặp với Tổng thống Nga Vladimir Putin vào tuần trước, tiết lộ rằng vấn đề then chốt trong việc giải quyết cuộc xung đột hiện tại là quy chế của Crimea cùng 4 khu vực khác của Ukraine đã được sáp nhập vào Nga gồm: Donetsk, Lugansk, Kherson và Zaporizhia.

Không chỉ đề xuất công nhận Crimea, tại cuộc đàm phán ngừng bắn với các quan chức châu Âu ở Paris (Pháp) hôm 17/4, Mỹ đã đề xuất một kế hoạch lớn hơn về một thỏa thuận hòa bình Ukraine: đóng băng chiến sự tại các mặt trận hiện tại, nới lỏng dần các lệnh trừng phạt kinh tế nhằm vào Moscow, và đưa ra cam kết rằng Ukraine sẽ không gia nhập NATO – một trong những nguyên nhân gốc rễ của cuộc xung đột.

"Theo kế hoạch, tất cả các vùng lãnh thổ mà Nga tuyên bố đã giải phóng sẽ vẫn nằm dưới quyền kiểm soát của Moscow," Bloomberg dẫn nguồn tin tham dự cuộc họp tại Paris ngày 17/4, có sự tham gia của đại diện Mỹ, Anh, Pháp và Ukraine.

Tuy nhiên, các nguồn tin cũng nhấn mạnh rằng kế hoạch này chưa mang tính ràng buộc và cần tiếp tục được đàm phán tại các vòng họp tiếp theo, bao gồm một cuộc gặp dự kiến tổ chức tại London trong tuần tới.

Việc Washington cân nhắc công nhận Crimea là bước đi chưa từng có kể từ năm 2014 và có thể gây chấn động nội bộ chính trường Mỹ. Tổng thống Donald Trump và Ngoại trưởng Marco Rubio – hai nhân vật chủ chốt của chính quyền hiện tại – đã bóng gió trong tuần này rằng Mỹ có thể rút khỏi vai trò trung gian nếu không có tiến triển rõ rệt trong đàm phán.

Mặt khác, việc tạm dừng mở rộng NATO sang Ukraine có thể là nhượng bộ lớn nhất kể từ thời hậu Chiến tranh Lạnh – và nếu được thực thi, có thể khiến cán cân an ninh châu Âu thay đổi căn bản.

Tại cuộc họp ở Paris ngày 17/4, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã gặp gỡ Ngoại trưởng Mỹ và Đặc phái viên Steven Witkoff nhằm làm rõ lập trường của Washington. Theo Điện Élysée, các cuộc thảo luận mang tính xây dựng và giúp "thu hẹp khoảng cách trong quan điểm" giữa các bên. Ngoài ra, các nhà đàm phán Mỹ cũng đã tiếp xúc với cố vấn đối ngoại của Thủ tướng Đức, cũng như đại diện từ Anh và Ukraine.

Về phần mình, Nga đã nhiều lần khẳng định rằng bất kỳ thỏa thuận hòa bình bền vững nào cũng phải bao gồm việc Ukraine từ bỏ hoàn toàn các yêu sách về lãnh thổ, bao gồm cả Crimea và các khu vực Donetsk, Lugansk, Zaporizhzhia và Kherson. Ngoài ra, Moscow còn yêu cầu Ukraine cam kết trung lập về mặt quân sự và từ bỏ kế hoạch gia nhập NATO.

"Theo chúng tôi, chỉ khi các nguyên nhân gốc rễ của xung đột – như sự mở rộng của NATO và chủ nghĩa dân tộc chống Nga tại Kiev – được giải quyết, hòa bình mới có thể tồn tại lâu dài" - người phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov từng nhấn mạnh.

Ukraine nêu quan điểm về đàm phán Nga-Mỹ

Ukraine nêu quan điểm về đàm phán Nga-Mỹ

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam

14 Apr, 08:43 AM

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Lương Cường, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình sẽ thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ ngày 14-15/4/2025.

Cùng chung chí hướng, chung tay tiến lên phía trước - Kế thừa quá khứ, viết tiếp trang mới tương lai

Cùng chung chí hướng, chung tay tiến lên phía trước - Kế thừa quá khứ, viết tiếp trang mới tương lai

14 Apr, 08:42 AM

Trước thềm chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam từ ngày 14 đến 15/4/2025, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa TẬP CẬN BÌNH đã gửi bài đăng trên Báo Nhân Dân. Xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc nội dung bài viết.

Điện Kremlin bình luận về  kết quả đàm phán Nga - Mỹ

Điện Kremlin bình luận về  kết quả đàm phán Nga - Mỹ

14 Apr, 07:56 AM

Kinhtedothi - Quan chức Điện Kremlin cho biết, các cuộc đàm phán giữa Nga và Mỹ sẽ khó mang lại kết quả nhanh chóng do hai nước đang đối mặt với lượng lớn các vấn đề tồn đọng chưa được giải quyết trong quan hệ song phương.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ