Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Mỹ chưa công nhận Việt Nam là quốc gia có nền kinh tế thị trường

Kinhtedothi - Theo Bộ Công thương, ngày 02/8/2024, Bộ Thương mại Mỹ đã ban hành kết luận chưa công nhận Việt Nam là quốc gia có nền kinh tế thị trường mặc dù có ghi nhận nhiều chuyển biến tích cực về nền kinh tế Việt Nam trong thời gian qua nhưng vẫn tiếp tục.

Ngày 02/8/2024, Bộ Thương mại Mỹ đã ban hành kết luận chưa công nhận Việt Nam là quốc gia có nền kinh tế thị trường mặc dù có ghi nhận nhiều chuyển biến tích cực về nền kinh tế Việt Nam trong thời gian qua nhưng vẫn tiếp tục.

Điều này có nghĩa rằng doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào thị trường Mỹ sẽ còn tiếp tục bị phân biệt đối xử trong các vụ điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp của Mỹ, chi phí sản xuất thực tế của doanh nghiệp Việt Nam tiếp tục không được công nhận mà phải sử dụng “giá trị thay thế” của một nước thứ ba để tính toán biên độ bán phá giá.

Mỹ hiện là nước đứng đầu trên thế giới về việc điều tra và áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại. Ảnh: TTXVN

Nếu Bộ Thương mại Mỹ xem xét hồ sơ và thực tiễn tại Việt Nam một cách khách quan, công bằng thì đã có thể thừa nhận thực tế rằng Việt Nam đã là một nền kinh tế thị trường như 72 nền kinh tế khác đã công nhận, trong đó có các nền kinh tế lớn như Anh, Canada, Mexico, Úc, Nhật Bản, Ấn độ, Hàn Quốc, New Zealand…

Hơn 20 năm qua, nền kinh tế Việt Nam đã trải qua những thay đổi và phát triển vượt bậc. Việt Nam đã ký kết và đưa vào thực thi thành công 17 hiệp định thương mại tự do, trong đó có những hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, tiêu chuẩn cao với Liên minh châu Âu, các nước CPTPP, Liên Hiệp Vương quốc Anh với nhiều cam kết sâu rộng, toàn diện từ cắt giảm thuế tới nâng cao tiêu chuẩn lao động, bảo vệ môi trường, đảm bảo phát triển bền vững, mua sắm chính phủ, minh bạch hoá… Những thay đổi này đã được  làm rõ trong hơn 20.000 trang thông tin, tài liệu mà Bộ Công Thương Việt Nam gửi tới Bộ Thương mại Mỹ, chứng minh sự tiến bộ mạnh mẽ của Việt Nam trên tất cả sáu tiêu chí mà Bộ Thương mại Mỹ đưa ra khi xem xét công nhận một quốc gia có nền kinh tế thị trường. Các bản lập luận mà Bộ Công Thương cung cấp cho Bộ Thương mại Mỹ cũng chứng minh  một cách đầy đủ, nhất quán về mức độ thực hiện sáu tiêu chí này của Việt Nam ít nhất là ngang bằng và thường tốt hơn so với mức độ thực hiện của các quốc gia khác đã được công nhận nền kinh tế thị trường; và thực tế tương đương hoặc tốt hơn các quốc gia đã luôn được coi là nền kinh tế thị trường. Chính vì vậy, căn cứ theo các tiêu chí cụ thể của luật pháp Mỹ, việc công nhận nền kinh tế thị trường đối với Việt Nam là thực tế khách quan và công bằng.

Bộ Công Thương cảm ơn 41 tổ chức, cá nhân, hiệp hội doanh nghiệp, thương mại Mỹ đã bày tỏ ý kiến ủng hộ mạnh mẽ việc công nhận Việt Nam là một nền kinh tế thị trường, trong đó có những tổ chức, cá nhân đại diện cho các doanh nghiệp Mỹ như Hiệp hội Nông nghiệp quốc gia Mỹ (NASDA), Hiệp hội Thương mại Mỹ (AmCham), Hội đồng Kinh doanh Mỹ - ASEAN (USABC), Hiệp hội các nhà bán lẻ Mỹ và mong sẽ tiếp tục nhận được sự đồng hành của các tổ chức, cá nhân nói trên.

Thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ nghiên cứu, phân tích các lập luận trong Báo cáo đánh giá nền kinh tế Việt Nam của Bộ Thương mại Mỹ, để bổ sung, hoàn thiện lập luận để gửi hồ sơ yêu cầu Bộ Thương mại Mỹ xem xét lại quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam nhằm cụ thể hóa mối quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Mỹ, qua đó thúc đẩy hợp tác kinh tế thương mại, đầu tư song phương, mang lại lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp và nhân dân hai nước.

Bên cạnh đó, Bộ Công Thương sẽ đồng hành cùng các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ trong các vụ việc điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp để đảm bảo lợi ích cao nhất cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam.

 

Theo Khoản 771(18) của Đạo luật Thuế quan Hoa Kỳ 1930, 06 tiêu chí khi xem xét một quốc gia KTTT bao gồm: (i) Mức độ chuyển đổi của đồng tiền; (ii) Vấn đề đàm phán tiền lương, tiền công giữa người lao động và người sử dụng lao động; (iii) Mức độ đầu tư nước ngoài vào các hoạt động kinh tế; (iv) Vấn đề sở hữu nhà nước, sở hữu tư nhân; (v) Mức độ kiểm soát của Chính phủ với một số nguồn lực và giá cả và (vi) Các yếu tố khác.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Bảo hộ công dân tại Myanmar: người vi phạm pháp luật ở nước ngoài phải tự chi trả chi phí hồi hương

Bảo hộ công dân tại Myanmar: người vi phạm pháp luật ở nước ngoài phải tự chi trả chi phí hồi hương

17 May, 04:11 PM

Liên quan đến việc đưa công dân Việt Nam từ Myanmar về nước, ông Lương Thanh Quảng, Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao), đã chia sẻ với báo giới về phương án tiếp nhận công dân. Theo thông tin từ phía Myanmar, nhiều công dân Việt Nam được cho là người nhập cư và lao động bất hợp pháp, buộc phải rời khỏi nước này.

Việt Nam - Thái Lan ra Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện

Việt Nam - Thái Lan ra Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện

16 May, 08:56 PM

Kinhtedothi - Nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Vương quốc Thái Lan, hai bên đã ra Tuyên bố chung, khẳng định quyết tâm tăng cường quan hệ hữu nghị, mở rộng hợp tác toàn diện và đưa quan hệ song phương lên tầm cao mới. Báo Kinh tế & Đô thị trân trọng giới thiệu toàn văn Tuyên bố chung giữa hai nước.

[Ảnh] Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra

[Ảnh] Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra

15 May, 08:05 PM

Kinhtedothi - Chiều 15/5, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra, đang có chuyến thăm chính thức Việt Nam và đồng chủ trì Kỳ họp Nội các chung Việt Nam-Thái Lan từ ngày 15-16/5 theo lời mời của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ