Kinhtedothi - Tại buổi họp báo thường kỳ ngày 15/5, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng cho biết, các cơ quan chức năng đã phối hợp đưa hơn 450 công dân Việt Nam từ Myanmar về nước an toàn, đồng thời đang tiếp tục xử lý để hỗ trợ khoảng 200 người còn lại.
Công dân Việt Nam ở Myanmar được đưa về nước hôm 4/12. Ảnh: TTXVN
Theo bà Phạm Thu Hằng, việc hỗ trợ hồi hương được thực hiện theo đúng chỉ đạo của Chính phủ, với sự phối hợp chặt chẽ giữa Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, các cơ quan chức năng trong nước và cơ quan đại diện Việt Nam tại Myanmar và Thái Lan, cùng phía sở tại. Đây là nỗ lực nhằm đảm bảo quyền lợi chính đáng cho công dân trong bối cảnh vi phạm quy định xuất nhập cảnh đang gia tăng.
Người phát ngôn nêu rõ, Bộ Ngoại giao đang tiếp tục làm việc tích cực với các quốc gia liên quan, chỉ đạo các cơ quan đại diện phối hợp xử lý thủ tục, để đưa những công dân còn lại về nước trong thời gian sớm nhất có thể.
Bên cạnh đó, Bộ Ngoại giao tiếp tục cảnh báo công dân Việt Nam cần hết sức cảnh giác trước những lời mời làm việc ở nước ngoài hứa hẹn “việc nhẹ, lương cao”. Thực tế cho thấy nhiều trường hợp là bẫy lừa đảo, khiến người lao động trở thành cư trú và làm việc bất hợp pháp, đối mặt với nguy cơ bị bóc lột, bắt giữ hoặc trục xuất.
“Trước khi quyết định đi làm việc tại nước ngoài, công dân cần tìm hiểu kỹ về điều kiện làm việc, địa điểm, quy định pháp luật và thông tin từ các nguồn chính thống. Chúng tôi đề nghị người dân thận trọng, tránh sa vào các đường dây lừa đảo trá hình,” bà Phạm Thu Hằng nhấn mạnh.
Đối với các trường hợp đang gặp khó khăn tại Myanmar hoặc Thái Lan, hay người thân có nhu cầu hỗ trợ, Bộ Ngoại giao đề nghị liên hệ trực tiếp với Đại sứ quán Việt Nam tại các nước liên quan hoặc Cục Lãnh sự qua đường dây nóng để được hỗ trợ kịp thời và hiệu quả.
Kinhtedothi - Việt Nam đưa về nước thêm 221 công dân bị tạm giữ do vi phạm quy định xuất nhập cảnh ở Myanmar, nâng tổng số công dân hồi hương sau 2 đợt lên 260 người.
Kinhtedothi - Ngày 7/4, Trung tâm Điều phối ASEAN về hỗ trợ nhân đạo trong quản lý thiên tai (Trung tâm AHA) phối hợp cùng Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) tổ chức Khóa đào tạo về Mạng lưới Quản lý Thông tin Thiên tai (AIM-Net) lần thứ 2.
Kinhtedothi - Hơn ba ngày sau trận động đất kinh hoàng 7,7 độ richter tại Myanmar, các đội cứu hộ vẫn đang chạy đua với thời gian để tìm kiếm những người sống sót.
Kinhtedothi - Hà Nội có đặc thù quan trọng và Luật Thủ đô (sửa đổi) 2024 đã góp phần “chắp cánh” cho những tiềm năng đó phát triển hơn nữa trong hành trình trở thành một đô thị bền vững, theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại khóa XIII (2011-2016), Ủy viên Hội đồng Quỹ Hòa bình và phát triển Việt Nam (VPDF), Đại sứ Hà Huy Thông chia sẻ với Báo Kinh tế & Đô thị.
Kinhtedothi - Với sự hiện diện của Văn phòng Tùy viên Chuyên trách Công - Nông nghiệp tại Việt Nam, văn phòng thứ sáu trên toàn cầu, Đại sứ quán Argentina kỳ vọng sẽ thúc đẩy quan hệ hợp tác, thương mại song phương giữa hai quốc gia lên tầm cao mới.
Kinhtedothi - Tổng Giám đốc UNESCO đánh giá cao tầm nhìn và sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước Việt Nam thông qua các chiến lược, chính sách lớn như miễn học phí toàn bộ học sinh trường công lập từ năm 2025, đẩy mạnh chuyển đổi số, phát triển trí tuệ nhân tạo...
Kinhtedothi - Chuyến công tác của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã mang đến thông điệp quan trọng, đó là tinh thần khởi nghiệp cho một kỷ nguyên mới, thu hút tối đa các nguồn lực quốc tế phục vụ phát triển đất nước, theo Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn.
Theo đặc phái viên TTXVN, chiều 25/6, tại thành phố Thiên Tân (Trung Quốc) trong khuôn khổ chương trình tham dự Hội nghị thường niên các nhà tiên phong lần thứ 16 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (Hội nghị WEF Thiên Tân), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã phát biểu khai mạc và là diễn giả chính tại Phiên thảo luận "Thế kỷ của châu Á có đang gặp thách thức?".