Động đất tại Myanmar là lời nhắc nhở về thách thức mà ASEAN phải đối mặt
Kinhtedothi - Ngày 7/4, Trung tâm Điều phối ASEAN về hỗ trợ nhân đạo trong quản lý thiên tai (Trung tâm AHA) phối hợp cùng Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) tổ chức Khóa đào tạo về Mạng lưới Quản lý Thông tin Thiên tai (AIM-Net) lần thứ 2.

Đại diện Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) phát biểu tại khoá đào tạo.
Khóa đào tạo sẽ diễn ra trong 5 ngày, từ ngày 7 - 11/4/2025, với sự tham gia của 30 cán bộ đến từ 10 quốc gia thành viên ASEAN, cùng các chuyên gia về quản lý thông tin và Trung tâm AHA. Nội dung tập trung vào việc sử dụng thông tin và các nền tảng để nâng cao hệ thống dữ liệu thiên tai trong khu vực.
Việc có được dữ liệu và thông tin chính xác là vô cùng quan trọng trong việc đưa ra các quyết định nhanh chóng và hiệu quả trong công tác ứng phó với thiên tai. Khóa đào tạo được kỳ vọng sẽ trang bị cho các cán bộ phòng, chống thiên tai trong khu vực ASEAN cơ hội học hỏi lẫn nhau, chia sẻ kinh nghiệm và đóng góp vào việc củng cố các hệ thống quản lý dữ liệu thiên tai.
Trong phát biểu khai mạc khóa đào tạo, bà Đoàn Thị Tuyết Nga, Trưởng phòng Hợp tác quốc tế (Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai), đã gửi lời chia buồn sâu sắc tới nhân dân Myanmar và Thái Lan vì trận động đất tàn khốc gây ra những mất mát lớn. Đồng thời nhấn mạnh: thảm họa này là một lời nhắc nhở rõ ràng về những thách thức mà các quốc gia ASEAN đang đối mặt.

Trận động đất tại Myanmar đã khiến ít nhất 3.000 người thiệt mạng. Ảnh: AFP.
Đại diện Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai đồng thời nêu bật sự cần thiết phải cải thiện công tác chuẩn bị và ứng phó với thiên tai. “Đây chính là lúc chúng ta cần nỗ lực hơn nữa trong việc nâng cao năng lực, chia sẻ kinh nghiệm, và hợp tác để ứng phó hiệu quả hơn với thiên tai trong khu vực…” - bà Đoàn Thị Tuyết Nga nhấn mạnh.
Khóa đào tạo có chủ đề: Advanced Geospatial Analysis (Risk Assessment) & Introduction to Big Data (tạm dịch: Phân tích Không gian địa lý Nâng cao (Đánh giá Rủi ro) & Giới thiệu về Big data) trong 5 ngày sẽ trang bị cho người tham gia kỹ năng phân tích dữ liệu không gian địa lý (geospatial analysis) và đánh giá rủi ro qua sử dụng phần mềm QGIS, với mục tiêu tạo ra các sản phẩm GIS hỗ trợ công tác quản lý thiên tai.
Các buổi học bao gồm từ giới thiệu về đánh giá rủi ro và yêu cầu dữ liệu, đến chỉnh sửa dữ liệu không gian vector và raster trong QGIS, mô hình phân bố mối nguy (hazard distribution modeling), và đánh giá tính dễ tổn thương của dân cư và cơ sở hạ tầng. Vào cuối khóa học, học viên sẽ được hướng dẫn chuẩn bị sản phẩm GIS cuối cùng và ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và big data trong quản lý rủi ro thiên tai.
Khóa học cũng bao gồm các bài tập thực hành như đánh giá mức độ dễ tổn thương của dân cư và xác định cơ sở hạ tầng có nguy cơ cao, cũng như ứng dụng học máy (ML) trong quản lý thiên tai. Các chuyên gia sẽ hỗ trợ trong suốt quá trình thực hành và thảo luận về các sản phẩm GIS tốt nhất.

Sửa quy định về bộ máy quản lý và điều hành Quỹ phòng, chống thiên tai
Kinhtedothi - Chính phủ ban hành Nghị định số 63/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 78/2021/NĐ-CP ngày 1/8/2021 của Chính phủ về thành lập và quản lý Quỹ phòng, chống thiên tai.

Hà Nội: duy trì thường xuyên, liên tục công tác tuyên truyền phòng, chống thiên tai
Kinhtedothi - Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy Hà Nội vừa có Hướng dẫn số 05-HD/BTGDVTU về công tác tuyên truyền phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2025 trên địa bàn TP Hà Nội.

Hỗ trợ tài chính giúp người lao động sớm ổn định, khôi phục sản xuất sau thiên tai
Kinhtedothi - Một trong những biện pháp quan trọng để giúp người dân sớm ổn định sau thiên tai là trích lập Quỹ dự phòng rủi ro. Đối với khách hàng bị rủi ro do thiên tai, có thể được xem xét xử lý rủi ro khoanh nợ, xóa nợ tùy theo mức độ thiệt hại, trên cơ sở đề nghị của khách hàng, xác nhận của chính quyền địa phương và phê duyệt của cấp có thẩm quyền.