Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Mỹ Latinh tìm định hướngphát triển chung

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Trong 2 ngày (2 - 3/4), 7 nguyên thủ quốc gia, 600 đại biểu đến từ 50 quốc gia, vùng lãnh thổ và 511 tổ chức quốc tế đã dự Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) dành cho khu vực Mỹ Latinh lần thứ 9 với chủ đề "Mở đường cho sự phát triển chung" tại Panama.

Diễn ra trong bối cảnh kinh tế khu vực Mỹ Latinh đang gặp nhiều khó khăn, các đại biểu tham gia WEF lần này tập trung bàn thảo và tìm ra các biện pháp hữu hiệu hướng tới mục tiêu đa dạng hóa nền kinh tế khu vực. Theo đó, hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, tăng năng suất lao động, tăng cường đổi mới, cải tiến nhằm khai thác hết mọi tiềm năng to lớn hiện hữu tại khu vực này. Ngoài ra, các phương thức đầu tư vào công cuộc phát triển nguồn lực, nâng cao chất lượng giáo dục và dạy nghề dài hạn, tạo việc làm, dịch vụ công cộng, dây chuyền cung ứng, giao thông vận tải, bình đẳng giới tính và liên minh công - tư cũng được đưa ra thảo luận. 

 
Ông Klaus Schwab - người sáng lập WEF dự báo 10 năm tới sẽ là “thập kỷ của Mỹ Latinh”.     Ảnh: AP
Ông Klaus Schwab - người sáng lập WEF dự báo 10 năm tới sẽ là “thập kỷ của Mỹ Latinh”. Ảnh: AP
Cách đây 3 năm, người sáng lập ra WEF, GS kinh tế Klaus Schwab đã dự báo, 10 năm tới sẽ là "thập kỷ của Mỹ Latinh". Trên thực tế, Ngân hàng Phát triển Liên Mỹ cũng vừa đưa ra dự báo, khu vực này có thể đạt mức tăng trưởng 3% trong năm nay và tăng lên 3,3% trong năm 2015. Việc kinh tế Mỹ và châu Âu đang được cải thiện cũng như tiềm năng cơ bản của Mỹ Latinh nhưng vẫn tồn tại nhiều nguy cơ nếu lãi suất tại Mỹ tăng nhanh hơn dự báo và kinh tế Trung Quốc phát triển chậm lại thì sẽ gây tác động xấu đến khu vực khi một số nước phải đối mặt với tỷ lệ lạm phát cao và đồng nội tệ trượt giá. Vì thế, các đại biểu cho rằng, sức khỏe của nền kinh tế Mỹ Latinh phụ thuộc vào quá trình chuẩn bị của các Chính phủ trong khu vực nhằm đối phó với những tình huống xấu nhất có thể xảy ra. 

Không những thế, trong một thập kỷ qua, dù các nước khu vực Mỹ Latinh đã đạt được những kết quả đáng khích lệ trong cuộc chiến giảm đói nghèo nhưng tình trạng bất bình đẳng ở khu vực này vẫn là bài toán nan giải đối với các chính phủ tại đây. Hiện, tầng lớp trung lưu chiếm gần 30% dân số Mỹ Latinh, trong khi người nghèo chiếm hơn 20% và quan trọng hơn hố ngăn cách giữa người giàu và người nghèo trong khu vực vẫn rất lớn. Vì thế, để giảm thiểu tác động từ nguy cơ giảm tốc tăng trưởng kinh tế đến tình trạng bất bình đẳng trong xã hội, các đại biểu cho rằng, đã đến lúc Mỹ Latinh phải có một kế hoạch dài hơi để tạo việc làm, nâng thu nhập cho người nghèo.
 
​Được thành lập năm 2006 theo sáng kiến của GS kinh tế Klaus Schwab, WEF hàng năm là diễn đàn của các nhà chính trị, doanh nghiệp, đại diện các tổ chức dân sự và giới học giả, cùng phân tích các thách thức toàn cầu, tìm kiếm giải pháp tầm cỡ khu vực và thế giới cho các vấn đề “nóng”.