Mỹ-Trung căng thẳng thương mại, CPTPP sẽ càng tỏ rõ vai trò?

Tú Anh (Theo Nikkei)
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Không ai khác, Nhật Bản một lần nữa nỗ lực kêu gọi Mỹ quay lại Hiệp định này, cũng như để ngỏ cơ hội cho những thành viên mới.

Nhật Bản, “đầu tàu” của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP hay TPP-11) đã để ngỏ cơ hội mở rộng danh sách thành viên cho Hiệp định này ngay sau khi có hiệu lực. 

Hiệp định CPTPP giữa 11 quốc gia khu vực Thái Bình Dương, đã chính thức mở cửa cho các thành viên mới, trong một động thái nhằm thúc đẩy thương mại tự do vào thời điểm Mỹ và Trung Quốc vẫn bế tắc trong cuộc chiến thương mại.

 Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe.

Hôm 19/1, sau cuộc hội đàm cấp bộ trưởng đầu tiên tại Tokyo kể từ khi Hiệp định có hiệu lực vào ngày 30/12/2018, các bên ký kết đã đồng ý về quy trình phê chuẩn thành viên mới. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe khẳng định: “đối với tất cả các quốc gia đồng lòng với triết lý của chúng tôi và sẵn sàng chấp nhận các tiêu chuẩn cao của TPP-11, cánh cửa vẫn rộng mở. Tôi mong đợi sự tham gia từ nhiều quốc gia tìm kiếm thương mại tự do và công bằng."

Trong một tuyên bố chung, các bên ký kết Hiệp định cũng cho biết thỏa thuận này "gửi một tín hiệu mạnh mẽ ủng hộ thương mại tự do". CPTPP tạo ra khối thương mại 500 triệu dân, với GDP trị giá 10 nghìn tỷ USD, tương đương 13% toàn cầu và có hiệu lực gần hai năm sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump rút nước này khỏi thỏa thuận.

Các quốc gia và khu vực từ Thái Lan, Colombia đến Vương quốc Anh đã bày tỏ sự quan tâm đến việc tham gia CPTPP. Ông Toshimitsu Motegi, Bộ trưởng phụ trách đàm phán Nhật Bản, cho biết "mở rộng các quy tắc mới của CPTPP tới càng nhiều quốc gia và khu vực càng tốt là mục tiêu chung."

Các cuộc đàm phán với Thái Lan dự kiến sẽ bắt đầu sớm nhất là vào mùa xuân này. Ông Motegi cũng đề nghị Nhật Bản sẽ thúc giục Mỹ xem xét quay trở lại Hiệp định. Đặc biệt, Nhật Bản muốn khẳng định vai trò hỗ trợ thương mại tự do khi chuẩn bị tổ chức hội nghị thượng đỉnh G-20 tại Osaka năm nay.

Dù việc, việc  chấp nhận thành viên mới là một quá trình khắt khe. Một quốc gia muốn tham gia cần có sự chấp thuận của tất cả các thành viên hiện có,những người thảo luận về vấn đề này trong một ủy ban chung. Ngoài ra, dù CPTPP đã có hiệu lực sau khi quá 50% (7 quốc gia thành viên) phê chuẩn, 4 nước còn lại bao gồm Brunei, Chile, Peru và Malaysia - chưa thông qua, quá trình mà ông Motegi vẫn cho là "ưu tiên hàng đầu".

Hiệu quả của CPTPP trong thúc đẩy tự do hóa sẽ là thước đo cho thấy tiềm năng của thương mại tự do khi hai nền kinh tế lớn nhất thế giới Mỹ - Trung vẫn đang chiến tranh thương mại.

Trung Quốc – quốc gia không thuộc CPTPP, cũng đang theo đuổi một thỏa thuận thương mại đa phương quy mô lớn khác với tên gọi Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP). Nhưng những nỗ lực này bị trì hoãn các thành viên chủ chốt như Ấn Độ phải đối mặt với những khó khăn thống nhất về mức đô tự do hóa của Hiệp định. Dự kiến quá trình đàm phán sẽ được đẩy nhanh sau cuộc tổng tuyển cử của Ấn Độ vào tháng 5.

 

Bên cạnh đó, một kế hoạch đầy tham vọng về một khối thương mại thậm chí còn lớn hơn giữa 21 thành viên của Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC), bao gồm cả Mỹ và Trung Quốc, đã bị đình trệ vào năm ngoái khi Washington và Bắc Kinh căng thẳng về thương mại.

 

 

 

 

 

 

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần