Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Mỹ và bài toán "quyến rũ" châu Phi

Tùng Lâm
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Mỹ đang tăng cường viện trợ nhằm kéo các quốc gia châu Phi xích lại gần nhau, trước những ảnh hưởng sâu sắc của Trung Quốc đối với châu lục này.

Tuần trước, cam kết của Mỹ về khoản viện trợ về phát triển trị giá 55 tỷ USD cho châu Phi trong vòng ba năm tới đã vượt qua các cam kết tương tự trị giá 40 tỷ USD của Trung Quốc và 12,5 tỷ USD của Nga trong những năm gần đây.

Các nhà lãnh đạo chụp ảnh gia đình tại Hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ-Châu Phi tại Washington vào ngày 15/ 12. Ảnh: Reuters
Các nhà lãnh đạo chụp ảnh gia đình tại Hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ-Châu Phi tại Washington vào ngày 15/ 12. Ảnh: Reuters

Tuần trước, Hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo Mỹ-Phi tại Washington đã diễn ra sau 8 năm kể từ khi Tổng thống Barack Obama lần đầu tiên tổ chức sự kiện này và cho thấy Mỹ có khả năng tái can thiệp vào các vấn đề của lục địa này sau một thời gian bị chìm vào quên lãng quên dưới thời người kế nhiệm Donald Trump.

Khác với Trung Quốc và Nga, Mỹ có thể sẽ trích một phần của con số 55 tỷ USD trên nhằm thanh toán một số khoản cho Ngân hàng Thế giới và IMF. 

Theo Nikkei, trong bối cảnh Trung Quốc đang dồn nhiều trọng tâm hợp tác cho lục địa này, Mỹ phải cần thêm thời để bắt kịp. 

"Việc lôi kéo các nước châu Phi khỏi sức hút từ Trung Quốc thực sự khó thực tế trong khi các khoản đầu tư về cơ sở hạ tầng của Trung Quốc trên khắp lục địa này vô cùng đáng kể," ông Shingirayi Kondongwe, một học giả của Ủy ban Liên minh châu Phi từ Zimbabwe, cho biết. 

Trung Quốc hiện đã tài trợ hoặc xây dựng hơn một nửa các dự án cơ sở hạ tầng hiện có của lục địa này.

Theo Statista, từ năm 2013 đến 2020, Mỹ đã đầu tư 2,1 tỷ USD vào khu vực này - chỉ tương đương 50% so với Trung Quốc. Theo số liệu chính thức, từ năm 2000 đến năm 2019, Bắc Kinh đã tài trợ khoảng 153 tỷ USD cho các tổ chức công ở châu Phi, với phần lớn dành cho phát triển cơ sở hạ tầng ở các quốc gia đã tham gia dự án “Một ​​vành đai, Một con đường”.

 “Trung Quốc đã lấp đầy những chỗ trống mà các nước khác để lại. Việc gia tăng quan hệ đối tác với Mỹ là một bước đi đúng hướng, nhưng các công ty của nước này phải có những đổi mới về kỹ năng và công nghệ để khác biệt với Trung Quốc," Emeka Umejei, một chuyên gia về Trung Quốc từ Đại học Mỹ ở Nigeria, cho biết.

Tại hội nghị thượng đỉnh, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã nhất trí đầu tư vào Hiệp ước Giao thông Khu vực Niger-Benin với khoản tài trợ trị giá 500 triệu USD. Điều này sẽ giúp phát triển hành lang thương mại và giảm chi phí cho các thương nhân tại một trong những cửa khẩu biên giới sôi động nhất châu Phi, với hơn 1.000 phương tiện thông thương mỗi ngày.

Mỹ cũng tuyên bố sẽ phát triển chuỗi giá trị xe điện ở Cộng hòa Dân chủ Congo và Zambia, hai quốc gia giàu coban và đồng. Điều này cũng đóng vai trò quan trọng đối với quá trình chuyển đổi năng lượng tái tạo.

Ngoài ra, gần 20 tỷ USD sẽ dành cho các sáng kiến liên quan đến sức khỏe, trong khi ít nhất 1,1 tỷ USD nhằm hỗ trợ các sáng kiến thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng, thích ứng khí hậu và bảo tồn. Các cam kết khác đã được thực hiện để tăng cường sự tham gia kinh tế của phụ nữ.

“Vẫn còn phải xem liệu về lâu dài, Mỹ có ngang bằng với Trung Quốc về đầu tư hay không,” ông Fidel Amakye Owusu, một chuyên gia quan hệ quốc tế từ Ghana, cho biết.