Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Năm 2012, nguồn vốn vẫn khó khăn

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Trao đổi với báo giới về thị trường mua bán và sáp nhập (M&A), ông Phan Thành Mai, Tổng thư ký Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cho biết: Theo thống kê của Stox Plus, năm 2011 có sự đánh dấu đáng kể của thị trường M&A tại Việt Nam với 2,76 tỷ USD tổng giao dịch trong 9 tháng của năm 2011.

Như vậy trong năm 2012, thị trường M&A chắc chắn sẽ khó phát triển vượt bậc nếu các dự án BĐS thiếu hụt nguồn vốn. Việc tìm kiếm nguồn vốn cũng sẽ tiếp tục được khai thác qua thị trường chứng khoán trong và ngoài nước, đặc biệt đối với các doanh nghiệp có tài chính lành mạnh và có quan hệ thương mại quốc tế. Thị trường BĐS 2012 sẽ phụ thuộc các kịch bản khác nhau.

Thứ nhất, nếu các chính sách của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước nới lỏng linh hoạt và có chọn lọc cho thị trường BĐS thì thị trường này sẽ có những chuyển biến tích cực; đồng thời các công cụ tài chính mới phi ngân hàng được thúc đẩy đồng loạt là quỹ tiết kiệm nhà ở mô hình Singapore (sử dụng ngân sách) và Quỹ Tiết kiệm nhà ở Bauspar CHLB Đức (nguồn vốn tư nhân, quỹ tín thác BĐS, Quỹ đầu tư BĐS), thì thị trường BĐS sẽ có dấu hiệu phục hồi từ quý III, IV 2012.

Thứ hai, nếu các chính sách tín dụng tiếp tục thắt chặt như 3 quý đầu năm 2011, các công cụ mới Tài chính phi ngân hàng chưa được thúc đẩy và đưa vào thí điểm, các doanh nghiệp BĐS sẽ gặp khó khăn gấp nhiều lần so với năm 2011, thị trường sẽ tiếp tục đóng băng toàn phần, giao dịch, thanh khoản BĐS thấp. Và hệ quả của nó có thể rất lớn đối với các doanh nghiệp sản xuất liên quan, tỷ trọng nợ xấu tăng và các hệ lụy xấu đến hệ thống ngân hàng, nền kinh tế, an sinh xã hội nói chung.